Cơ sở pháp lý về phòng chống rửa tiền trên thế giới

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

1.3.1.Các khuyến nghị của FATF – Cơ quan đặc nhiệm tài chính

Cơ quan đặc nhiệm tài chính FATF đƣợc thành lập tại Paris năm 1989 bởi nhóm G7, nhằm phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế đối phó với việc rửa tiền. Ba chức năng chủ yếu của FATF liên quan đến rửa tiền là:

- Theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên

- Tổng kết và báo cáo xu hƣớng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền - Thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu.

Tháng 4 năm 1990, FATF đã ban hành bốn mƣơi khuyến nghị nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nƣớc trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dịng tiền thu đƣợc từ hoạt động bn bán ma túy chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Bốn mƣơi khuyến

nghị đƣa ra các nguyên tắc cho hành động; chúng cho phép một nƣớc linh hoạt theo hoàn cảnh cụ thể và các yêu cầu của hiến pháp của riêng nƣớc đó để thực hiện các nguyên tắc này. Mặc dù khơng có hiệu lực bắt buộc nhƣ luật đối với một nƣớc nhƣng bốn mƣơi khuyến nghị đã đƣợc cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan thông qua một cách rộng rãi nhƣ một tiêu chuẩn cho công tác chống rửa tiền.

Bốn mƣơi khuyến nghị thực sự là các nhiệm vụ đòi hỏi mỗi nƣớc phải hành động nếu nƣớc đó muốn đƣợc cộng đồng thế giới coi là đang tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bốn mƣơi khuyến nghị phòng, chống rửa tiền đề cập đến những vấn đề nhƣ sau:

- Thứ nhất, các khuyến nghị đề cập đến hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa

tiền nhƣ phạm vi của tội phạm rửa tiền (khuyến nghị 1 và 2), các biện pháp tạm thời đƣợc áp dụng trong phòng, chống rửa tiền (khuyến nghị 3).

- Thứ hai, các khuyến nghị đưa ra các biện pháp ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho

khủng bố bao gồm:

+) Các biện pháp nhận biết và lƣu giữ thông tin khách hàng (khuyến nghị 4 đến 12)

+) Báo cáo các giao dịch đáng ngờ (khuyến nghị 13 đến 16)

+) Các biện pháp để ngăn chặn rửa tiền tài trợ khủng bố (khuyến nghị 17 đến 20) +) Các biện pháp dành cho các quốc gia không tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị của FATF (khuyến nghị 21 và 22)

+) Các quy định và sự giám sát (khuyến nghị 23,24,25)

- Thứ ba, các biện pháp được đưa ra cho các cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, bao gồm:

+) Các quy định về quyền lực và nguồn lực các cấp có thẩm quyền (khuyến nghị 26 đến 32)

+) Sự minh bạch của các quan chức và các thỏa thuận (khuyến nghị 33 và 34) +) Vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền (khuyến nghị 35)

+) Sự trợ giúp pháp lý lẫn nhau và các vấn đề dẫn độ tội phạm rửa tiền (khuyến nghị 36 đến 39)

+) Các hình thức hợp tác khác (khuyến nghị 40)

Sau ngày 11/9/2001 FATF ban hành thêm 9 khuyến nghị về tài trợ khủng bố. 1.3.2.Các quy định của Ủy ban Basel

Trong năm 1988, Ủy ban Basel đã ban hành Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hệ thống ngân hàng cho mục đích rửa tiền (Bản tuyên bố về ngăn ngừa). Mục đích chính là xây dựng những khuôn khổ chung để kiểm soát các rủi ro và giám sát an toàn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế. Có bốn nguyên tắc đƣợc đƣa ra trong Bản tuyên bố này, đó là:

- Nhận dạng khách hàng đúng cách;

- Tiêu chuẩn đạo đức cao và tuân thủ luật pháp; - Hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật; và

- Các chính sách và thủ tục để đảm bảo tuân thủ Bản tuyên bố này.

Trong năm 1997, Ủy ban Basel đã ban hành Các nguyên tắc cốt lõi để giám sát ngân hàng hiệu quả (Các nguyên tắc cốt lõi), trong đó có đề cập đến vấn đề rửa tiền, nguyên tắc này quy định:

Các giám sát viên ngành ngân hàng phải bảo đảm rằng các ngân hàng có sẵn những chính sách, phƣơng pháp và thủ tục thích hợp, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về “hiểu biết khách hàng của mình”, nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp cao trong khu vực tài chính và ngăn ngừa việc ngân hàng bị các phần tử phạm tội lợi dụng, một cách cố ý hay vơ ý.

1.3.3.Các ngun tắc phịng chống rửa tiền Wolfsberg

Wolfsberg là một hiệp hội gồm 12 ngân hàng toàn cầu đƣợc thành lập vào năm 2000 với mục đích phát triển các tiêu chuẩn cho ngành dịch vụ tài chính và các sản phẩm liên quan cũng nhƣ các chính sách phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Văn bản đầu tiên của Hiệp hội là “Các nguyên tắc phòng chống rửa tiền dành cho hệ thống ngân hàng tƣ nhân” đƣợc phát hành vào tháng 10/2000 và đƣợc sửa đổi vào tháng 5/2002. Nó thể hiện quan điểm của nhóm về các hƣớng dẫn thích hợp để chống rửa tiền khi đối mặt với các cá nhân có thế lực và các bộ phận ngân hàng tƣ nhân thuộc các thể chế tài chính. Những nguyên tắc này liên quan đến việc nhận dạng khách hàng, bao gồm việc xác định chủ sở hữu hƣởng lợi của tất cả các tài khoản và các tình huống liên quan đến việc phải tăng cƣờng thủ tục chú ý xác đáng, ví dụ nhƣ các giao dịch bất thƣờng hoặc đáng ngờ.

Năm 2002, ban hành “Các nguyên tắc phòng chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng đại lý”, chi phối việc thành lập và duy trì quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn cầu, cấm các ngân hàng quốc tế giao dịch với các “ngân hàng trá hình”. Vào tháng 9/2003 ban hành “Thông cáo về giám sát việc sàng lọc và tìm kiếm dữ liệu liên quan”.

Năm 2009, Hiệp hội đƣa ra 2 ấn phẩm quan trọng “Các nguyên tắc Wolfsberg trong hoạt động tài trợ thƣơng mại” và “Hƣớng dẫn phòng chống rửa tiền đối với dịch vụ thẻ tín dụng và các hoạt động sáp nhập bán bn".

Một phần của tài liệu Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w