trong doanh nghiệp.
1. Sự quan tâm của lãnh đạo
Nhân tố đầu tiên và quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty là vấn đề tài nguyên nhân sự. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong sự phát triển của doanh nghiệp cho nên hiện nay nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. Về mặt khách quan, đào tạo – phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên để thực hiện và thực hiện hiệu quả công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất lớn vào ý thức chủ quan của ban lãnh đạo doanh nghiệp hay Công ty. Mỗi ban lãnh đạo của các doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về vấn đề đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. Điều này đưa đến cách giải quyết khác nhau của các ban lãnh đạo trong vấn đề đào tạo – phát triển nguồn nhân lực dẫn đến hiệu quả của công tác này là hồn tồn khác nhau, thậm chí cịn đối lập điều đó muốn khẳng định rằng. ý thức và sự nỗ lực chủ quan của lãnh đạo có một vị trí hết sức quan trọng và quyết định đến hiệu quả của công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.
Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều mặt trong từng vấn đề cụ thể đối với công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực từ những vấn đề nhỏ nhất là khuyến khích vật chất, tinh thần cho những người đi học… cho đến vấn đề trong bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo –phát triển NNL.
Nói tóm lại sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với vấn đề đào tạo – phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở nhiều mặt tương ứng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu
của thị trường. Vai trò, sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2. Tổ chức và quản lý tốt chương trình đào tạo.
Tổ chức và quản lý tốt chương trình đào tạo – phát triển sẽ làm cho học viên nghiêm túc hơn, họ nhận thức tốt hơn về công tác này, bên cạnh đó việc tổ chức và quản lý có kế hoạch sẽ giúp cho cơng tác tổ chức đào tạo – phát triển cần phải:
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị vàdụng cụ cần thiết cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo - phát triển có hiệu quả. Từ hệ thống giáo trình cho việc truyền đạt các lý thuyết cơ bản sát với u cầu cơng việc đều có sở vật chất thiết yếu cho học viên thực hành. Có thể nói việc cung cấp đầy đủ trang bị, máy móc, dụng cụ cần thiết sẽ giúp cho người học viên có điều kiện học tập tốt hơn đem lại hiệu quả cao hơn.
- Lập quỹ đào tạo và phân bổ hợp lý.
Trong doanh nghiệp, có thể nói cơng tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực là con đường cơ bản giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển, chính vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa công tác này. Điều này thể hiện bằng việc doanh nghiệp lập quỹ đào tạo – phát triển cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp mình thơng qua việc tính lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
Khi đã có quỹ riêng dành cho công tác đào tạo – phát triển doanh nghiệp cần phải phân bổ chi phí đào tạo hợp lý nhằm tránh sự lãng phí, mang lại hiệu quả cao.
3. Khuyến khích vật chất – tinh thần cho người lao động được đào tạo.
Hiệu quả công tác đào tạo –phát triển đạt được do nhiều nguyên nhân khác nhau song ngun nhân chủ yếu có tính quyết định là sự đóng góp trí tuệ, tinh thần. Sức sáng tạo của người lao động những người trực tiếp gắn bó với doanh nghiệp, với cơng tác đào tạo – phát triển nguồn nhân
lực của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thường xuyên chăm lo đến lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, từng bước giúp người lao động cải thiện nâng cao đời sống tinh thần và đời sống vật chất để họ yên tâm với nhiệm vụ, gắn bó với doanh nghiệp.
* Khuyến khích vật chất.
Đây là biện pháp được các doanh nghiệp áp dụng đối với người lao động làm việc có năng suất, chất lượng cao. Nhưng cũng có thể áp dụng để khuyến khích người lao động cần được đào tạo – phát triển, có nhiều hình thức để khuyến khích động viên người lao động như:
- Thưởng cho người lao động tham gia học tập đều đặn, không nghỉ buổi nào khuyến khích người lao động chăm lo vào việc hoặc tập hơn trong chương trình đào tạo. Khoản tiền thưởng do lãnh đạo doanh nghiệp ấn định cho từng đối tượng và từng giai đoạn của quá trình đào tạo.
- Khuyến khích vật chất dưới dạng phụ cấp đi học, nhà ở… trong q trình học tập. Hình thức này có tác động rất mạnh đến người lao động, nó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo của Cơng ty tạo lịng tin đối với người lao động.
* Khuyến khích tinh thần.
Ngồi những nhu cầu về vật chất, con người cịn có nhu cầu về tinh thần lao động là nhằm khuyến khích họ hăng say lao động, phát huy sáng kiến trong đào tạo để áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động và góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Có rất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích tinh thần cho người lao động như tặng danh hiệu, bằng khen khi người lao động có thành tích cao trong q trình học tập.
4. Sử dụng lao động sau đào tạo.
Sau mỗi khố học cần có những đánh giá, nhận xét đối với từng học viên từ đó sắp xếp, bố trí lao động vào những cơng việc cho phù hợp với khả năng của từng người. Người lao động sau khi được đào tạo, họ được
nâng cao về trình độ, kỹ năng và có những kiến thức mới để sẵn sàng đảm nhận những công việc mới địi hỏi trình độ và kỹ năng cao hơn. Giả sử sau khoá học họ đạt kết quả cao về chuyên mơn nhưng khi làn việc khơng được bố trí cơng việc phù hợp thì những kiến thức họ học được sẽ cho năng suất, chất lượng khơng như mong muốn. Do đó, việc sắp xếp, bố trí người lao động hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất cao như tăng năng suất lao động, chất lượng cũng như góp phần kích thích tinh thần người lao động.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực luôn là vấn đề khó khăn và phức tạp đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và cả cơ hội thăng tiến.. Vì vậy, khó có chỉ tiêu phản ánh đầy đủ hiệu quả của việc sử dụng lao động mà tuỳ vào mục đích sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó sử dụng chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp mình.