Những phương pháp đào tạo phát triển được áp dụng

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệpnâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty thông tin tín hiệu đường sắt hà nội (Trang 60 - 63)

II. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại Công ty

5. Những phương pháp đào tạo phát triển được áp dụng

Hiện nay các Cơng ty vẫn duy trì các hình thức đào tạo:

- Đào tạo trong công việc: là hình thức do Cơng ty thực hiện tại địa điểm trong Công ty, giáo viên là cán bộ công nhân viên Công ty hoặc Công ty mời hoặc do đối tác theo chương trình chuyển giao cơng nghệ.

- Đào tạo trong cơng việc: là khố đào tạo do các tổ chức không thuộc Công ty đảm nhận và Công ty cử người đến học.

5.1. Đào tạo trong công việc.

5.1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn.

Phần lớn lao động tuyển mới vào thường không đạt yêu cầu về chuyên môn cũng như tác phong làm việc của các bộ phận vì vậy để họ tiếp cận với cơng việc là rất khó. Trưởng đơn vị sẽ lựa chọn những cơng nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao, họ được bố trí theo kiểu 1 kèm 1 hoặc có thể kèm cặt nhiều người tuỳ theo mức độ của công việc trong thời gian nhất định. Kết thúc chương trình sẽ là một cuộc sát hạch kiểm tra những người được đào tạo bao gồm cả nhận thức về công việc và cả thực hành tại chỗ nếu đạt kết quả như yêu cầu đặt ra thì chương trình kết thúc cịn ngược lại thì đơn vị đó sẽ tổ chức đào tạo lại lần nữa.

5.1.2 Luân phiên công việc.

áp dụng cho người công nhân làm việc các dây chuyền công nghệ tương tự nhau, luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ phân xưởng này sang phân xưởng khác. Thường khi áp dụng phương pháp này trong các trường hợp đáp ứng mục tiêu sản xuất trong thời gian tới cần bổ sung thêm một số lao động. Ví dụ ở trong xưởng nhựa chúng ta có thể ln chuyển cơng nhân máy cắt dán hay máy chia sang làm công nhân vận hành máy tráng ghép. Điều này cho chúng ta tiết kiệm được thừoi gian đào tạo mà vẫn đảm bảo được kỹ thuật chung vì khi đào tạo người lao động mới làm ở bộ phận máy cắt dán và máy chia thì đơn giản hơn nhiều so với bộ phận máy tráng ghép, bên cạnh đó việc luân chuyển này tạo môi trường lao động mới cho công nhân tránh sự nhàm chán trong công việc họ có hứng thu hơn với công việc mới và họ phải cố gắng hơn. Tuy nhiên việc luân chuyển này phải tính đến sự tương đồng trong cơng việc cũng như khả năng thích ứng của người lao động đối với công việc mới. Sau khi có kế hoạch ln chuyển lao động thì trưởng các đơn vị sẽ lập danh sách đưa lên

phịng tổ chức để xét duyệt, nếu được xét thì các đơn vị bắt đầu tiến hành và có thơng báo lại phịng tổ chức – hành chính khi thời gian quy định kết thúc để điều chỉnh lại lao động ở các bộ phận khi kết thúc thời gian quy định thì có thể sử dụng ln một số lao động tại bộ phận đó hoặc trả lại bộ phận cũđể sử dụng trong các trường hợp khác.

5.1.3. Đào tạo nâng cao

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hình thức trả lương được áp dụng theo quy chế của Nhà nước thì việc đào tạo nâng bậc là một hình thức đánh giá để tăng lương. Nếu chúng ta làm tốt công tác đào tạo nâng bậc thì đây là hình thức tăng lương cơng bằng và hiệu quả nhất. Những người công nhân ở bậc càng cao thì lương cũng càng cao. Tuy nhiên để hồn thành tốt công tác này chúng ta phải xem xét tới các yếu tố.

* Đối tượng và phạm vi áp dụng

Cơng nhân kỹ thuật có hợp đồng khơng xác định thời hạn. * Nguyên tắc nâng bậc lương

Số người thi nâng bậc lương hàng năm phụ thuộc vào yêu cầu công việc, kết quả thực hiện công việc và thâm niên.

Căn cứ vào kết quả lý thuyết, thi tay nghề của người lao động dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của từng loại nghề.

* Tổ chức thực hiện.

Đơn vị gửi danh sách đề nghị xét duyệt.

Phòng tổ chức hành chính của Cơng ty tổ chức và xét duyệt. Nếu được xét duyệt đơn vị lập báo cáo gửi báo cáo về Công ty để tổ chức triển khai.

Căn cứ vào kết quả thi nâng bậc hội đồng sẽ xem xét và tuyên bố danh sách.

Tuy nhiên với số cơng nhân có tay nghề từ bậc 1 đến bậc 4 thì được tổ chức thi tại đơn vị, cịn đối với tay nghề bậc 5 trở lên thì tổ chức thi tại Công ty.

5.2. Đào tạo ngồi cơng việc.

Đối với loại hình đào tạo này thì Cơng ty chỉ duyệt, ký danh sách những người đưa đi đào tạo cịn phương pháp cụ thể thì do các tổ chức bên ngồi lựa chọn. Thường Cơng ty vẫn gửi người lao động đến các trung tâm dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (trường chính quy)

5.2.1. Đào tạo cán bộ quản lý

Nhìn chung thì việc đào tạo cán bộ quản lý thì do tư bản thận cán bộ do đó nhận thấy cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nên thường chọn các trường đại học hoặc đào tạo ở nước ngoài. Họ tự chọn chun ngành đào tạo cho mình sao cho bổ ích cơng việc hiện tại cũng như tương lai của họ. Chi phí gần như người cán bộ đó phải chịu, Công ty chỉ hỗ trợ phần nhỏ và giờ học phải ngoài giờ hành chính. Với mục đích là nâng cao nghiệp vụ.

5.2.2. Đào tạo cơng nhân

Trường hợp đào tạo bên ngồi đối với công nhân thường để đáp ứng với dây chuyền cơng nghệ mới. Vì khơng có điều kiện để đưa số lượng công nhân lớn đi mỗi đơn vị thường cử 2-3 người đưa đi đào tạo sau đó họs truyền đạt lại cho công nhân trong đơn vị đó. Với cách này nó đảm bảo đơn vị nào, bộ phận nào cũng có thể làm quen với cơng nghệ mới.

Trong trường hợp đào tạo bên ngồi thì chương trình và giáo viên là do tổ chức đào tạo ký hợp đồng với Công ty tự chọn lựa.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệpnâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty thông tin tín hiệu đường sắt hà nội (Trang 60 - 63)