Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May Đức Giang

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệpcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại tổng công ty CP may đức giang (Trang 28 - 30)

2.1. TổNG QUAN Về Tổng CÔNG TY cp MAY ĐứC GIANG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May Đức Giang

Năm 1989, trƣớc tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do khơng thích ứng đƣợc với sự vận động của cơ chế mới. Từ chỗ nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới và nhà nƣớc, với những điều kiện hiện có, ngày 2 tháng 5 năm 1989, một phân xƣởng may tại Thị trấn Đức Giang – tiền thân của Tổng Công ty CP May Đức Giang ngày nay . Lúc đó, cơ sở vật chất kỹ thuật cịn rất nghèo nàn lạc hậu, với 5 gian nhà kho đã hết khấu hao, trên 100 máy may cũ của Liên Xô và một đội xe vận tải gồm 7 đầu xe, lực lƣợng lao động gồm 27 công nhân coi kho và trên 20 cán bộ công nhân viên dôi ra qua sắp xếp lại biên chế của Liên hiệp các Xí nghiệp Dệt May. Năm 1990 phân xƣởng đƣợc Bộ Cơng nghiệp Nhẹ tổ chức thành lập “Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang” theo quyết định số 102/CNn – TCLĐ ngày 23/2/1990 của Bộ Công nghiệp Nhẹ.

Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang gặp khơng ít khó khăn thách thức về đội ngũ kỹ thuật, máy móc thiết bị, về bạn hàng, về thị trƣờng. Cụ thể thị trƣờng cũ là Đông Âu và Liên Xô từ những năm đầu của thập kỷ 90 khơng cịn nữa, thị trƣờng mới chƣa có, yêu cầu về kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao. Đứng trƣớc tình hình đó, cơng ty mạnh dạn mua sắm đầu tƣ cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng. Năm 1991 xí nghiệp thành lập 2 phân xƣởng sản xuất mới với 16 dây chuyền, đầu tƣ 1 giàn máy thêu điện tử TAJIMA 12 đầu của Nhật Bản.

Năm 1992, trƣớc yêu cầu thực tế trong quan hệ bạn hàng, Bộ cơng nghiệp nhẹ đã cho phép xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang đổi tên thành Công ty May Đức Giang theo quyết định số 1274/QĐCNn - TCLĐ ngày 12/12/1992.

Tháng 3/1993, Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp Nhẹ có quyết định số 221/CNn- TCLĐ v/v “Thành lập Doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quy định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng, nay là Thủ tƣớng Chính Phủ”. Theo quyết định này, Cơng ty May Đức Giang đã chính thức trở thành một doanh nghiệp Nhà nƣớc, có con dấu riêng.

Tháng 9/1993, Công ty đƣợc cầp giấy phép kinh doanh xuất khẩu số 102.1046/GP ngày 6/9/1993 của Bộ Thƣơng mại. Từ đây, Công ty May Đức Giang lấy tên giao dịch là Công ty xuất nhập khẩu May Đức Giang(DUCGIANG - IMPORT - EXPORT - GARMENT COMPANY).

Ngày 28/11/1994, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 1247/CNn-TCLĐ v/v “Chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty May Đức Giang”. Từ sự chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc chú trọng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Với sự điều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Năm 1996, Công ty đã liên doanh với một số đơn vị ngoại tỉnh: Việt Thành (Bắc Ninh), Việt Thanh (Thanh Hố), Hƣng Nhân (Thái Bình).

Tháng 3/1998, Cơng ty đã đƣợc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam-Bộ Công nghiệp cho phép sát nhập Cơng ty May Hồ Gƣơm vào, do đó qui mơ của Cơng ty đƣợc mở rộng nhiều so với trƣớc, số nhân cơng, máy móc thiết bị, nhà xƣởng cũng tăng lên.

Tính đến nay, Cơng ty có 6 Xí nghiệp cắt may hồn chỉnh, 1 Xí nghiệp giặt mài, 1 Xí nghiệp thêu điện tử, có hơn 2018 máy may cơng nghiệp và nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng tiên tiến của Nhật Bản, CHLB Đức, có hệ thống giác sơ đồ trên máy vi tính, có 4 máy thêu điện tử TAJIMA 12 đầu và 20 đầu của Nhật Bản, dây chuyền giặt mài tiên tiến. Năng lực sản xuất đạt trên 1.5 triệu áo Jacket

một năm (tƣơng đƣơng trên 7 tiệu sản phẩm áo sơ mi). Đặc biệt là tháng 1/1999, Công ty xây dựng thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9002.

Theo quyết định số 2882/QĐ- BCN ngày 13/09/2005 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp, cơng ty chính thức đƣợc chuyển từ DNNN thành Tổng Cơng ty CP May Đức Giang trong đó phần vốn Nhà nƣớc chiếm 45% vốn điều lệ.

Đứng trƣớc những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trƣờng, tập thể cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty CP May Đức Giang đã duy trì ý chí phấn đấu vƣơn lên. Cơng ty ln bảo tồn và phát triển nguồn vốn đƣợc giao, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt trên 30%. Đến nay, Tổng Công ty CP May Đức Giang đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng ở 21 nƣớc trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, khối EEC, Trung Cận Đơng... Nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trƣờng may mặc quốc tế nhƣ hãng HABITEX(Bỉ), SEIDENSTICKER(Đức), FLEXCON, LEIURE,...đã có quan hệ bạn hàng nhiều năm với những hợp đồng sản xuất gia công khối lƣợng lớn, tạo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty và các đơn vị liên doanh tại địa phƣơng. Chính vì sự cố gắng của tồn cơng ty mà chỗ đứng của Tổng Công ty CP May Đức Giang ngày càng đƣợc củng cố trong “làng may mặc” của Việt nam và trên thị trƣờng may mặc Quốc tế. Đồng thời, công ty đã đƣợc đón nhận nhiều phần thƣởng cao quý do Đảng và Nhà nƣớc trao tặng. Và năm 2000, Công ty CP May Đức Giang đƣợc công nhận là một trong những đơn vị đứng đầu ngành Dệt may Việt Nam. Tuy là doanh nghiệp trẻ nhƣng Tổng Công ty CP May Đức Giang đã cố gắng đứng vững và phát triển trong môi trƣờng kinh tế cạnh tranh khốc liệt.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệpcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại tổng công ty CP may đức giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)