Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng THPT Trƣng Vƣơng theo Chuẩn

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 56)

Bảng 11 : Kết quả xếp loại giáo viên

3.2. Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng THPT Trƣng Vƣơng theo Chuẩn

3.2. Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng THPT Trƣng Vƣơng theo Chuẩn nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp

3.2.1. Tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV THPT cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV THPT

3.2.1.1. Mục đích

Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về Chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng. Nắm vững về Chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV nhà trường nhận thức đầy đủ về chuẩn nghề nghiệp GV THPT, có ý thức rèn luyện theo Chuẩn.

Giúp cho GV hiểu được Chuẩn nghề nghiệp GV THPT là văn bản qui định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề đối với GV, nhằm đáp ứng được các mục tiêu của GD trung học.

Chuẩn nghề nghiệp GV THPT giúp GV tự đánh giá phẩm chất và năng lực nghề của bản thân, để từ đó GV tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, khơng ngừng hồn thiện mình, khơng ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Chuẩn nghề nghiệp GV THPT giúp cho các cơ quan QLGD như Bộ GD & ĐT, Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở GD & ĐT và Hiệu trưởng các trường THPT đánh giá, phân loại, xếp loại GV để phục vụ công tác quản lý, phục vụ công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV trên địa bàn quản lý.

Chuẩn nghề nghiệp GV làm căn cứ để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, làm căn cứ để bồi dưỡng GV tại các trường sư phạm cũng như các cơ sở đào tạo GV khác.

Chuẩn nghề nghiệp GV giúp cho các cơ quan QLGD làm căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ cho GV.

Giúp GV tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ GV để học tập, bồi dưỡng vươn lên theo các yêu cầu của Chuẩn.

Chuẩn nghề nghiệp GV sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội và mục tiêu GD trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể.

3.2.1.2. Nội dung

* Tổ chức cho cán bộ, GV và nhân viên trong các trường học tập nghiên cứu về Chuẩn:

- Hiểu được bản chất của Chuẩn;

- Biết được quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn; - Hiểu được tác dụng của Chuẩn;

- Xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện và bồi dưỡng để phát triển theo Chuẩn;

- Xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo Chuẩn cho chính bản thân;

* Giúp GV hiểu được bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn

- GV thay đổi cơ bản trong suy nghĩ, thấy được lợi ích của việc đánh giá theo

chuẩn

- Giúp GV hiểu được việc đánh giá theo Chuẩn thực chất chính là đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV. Năng lực nghề nghiệp của GV được thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm của họ.

- Giúp GV hiểu được Chuẩn là tổ hợp các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức về GD THPT và các yêu cầu về năng lực sư phạm cơ bản của người GV THPT bao gồm: năng lực dạy học, năng lực GD, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp...

- Đánh giá GV theo Chuẩn cần tập hợp các căn cứ thích hợp và đầy đủ, nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của GV.

* Giúp giáo viên hiểu được mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn

- Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV theo các tiêu chí trong chuẩn ở thời điểm đánh giá. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho GV và các nhà QLGD trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng, đào tạo lại v.v...) nhằm nâng cao năng lực cho GV.

- Đánh giá GV theo Chuẩn không chỉ giúp nhà quản lý bình xét thi đua hàng năm mà cịn để xem xét những gì GV đã thực hiện và phải thực hiện, những gì GV có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó giúp GV xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp.

- Cung cấp những thông tin xác đáng cho các nhà QLGD để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với GV.

* Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của Chuẩn cho giáo viên

- BGH xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Các trường phân cơng Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn cùng với các tổ trưởng chun mơn, và Cơng đồn trực tiếp giúp Hiệu trưởng triển khai chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trường, bộ phận được chọn cử gọi là đội ngũ “nòng cốt”. Đội ngũ này phải là lực lượng chủ chốt, tiên phong, phải nghiên cứu kỹ và am hiểu sâu sắc Chuẩn, phải tuyên truyền và giải thích được mọi thắc mắc của GV khi có yêu cầu.

- Đội ngũ cán bộ GV “nòng cốt” giúp Hiệu trưởng thực hiện toàn bộ các hoạt động giới thiệu, phổ biến và tuyên truyền cho GV học tập và làm việc vươn lên theo chuẩn.

- Hiệu trưởng cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên “nòng cốt’ cần tiến hành một số công việc như sau:

Thứ nhất: Hiệu trưởng tập huấn cho đội ngũ GV “nịng cốt” hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá GV theo chuẩn và quy trình đánh giá GV.

Thứ hai: Tập hợp đủ các tài liệu gồm: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học ;Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn; Phiếu ghi điểm GV tự đánh giá ; Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn ; Phiếu tổng hợp xếp loại GV của Hiệu trưởng. Các tài liệu trên cán bộ “nòng cốt” phải tự nghiên cứu kỹ trước khi triển khai (Tham khảo các tài liệu trên tại phụ lục). Sau đó phát đến mỗi CBGV và các bộ phận đánh giá liên quan.

Thứ ba: Phổ biến, triển khai văn bản chuẩn nghề nghiệp GV THPT cho GV toàn trường:

+ BGH triển khai giới thiệu, phổ biến về Chuẩn và cách đánh giá GV theo Chuẩn bằng nhiều hình thức: phát tài liệu về Chuẩn cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về Chuẩn, tổ chức thảo luận về Chuẩn ở từng tổ bộ môn v.v...

+ Giúp cho GV hiểu được cấu trúc của Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí với các mức điểm từ 1 đến 4 điểm dựa trên các nguồn minh chứng khác nhau. Để xác định mức đạt được của tiêu chí theo các dấu hiệu mô tả ở các mức cần phải dựa vào các nguồn minh chứng trong suốt năm học của GV làm căn cứ để đánh giá.

+ Giải thích mục đích ban hành Chuẩn là hướng dẫn qui trình tác nghiệp và đánh giá chất lượng thực hiện qui trình đó của GV.

+ Hiệu trưởng trực tiếp giới thiệu, phổ biến Chuẩn và cần làm rõ: Chuẩn nghề nghiệp GV THPT là gì? Chuẩn bao gồm những u cầu và tiêu chí gì? Các mức độ đạt được và căn cứ xác nhận ở mỗi tiêu chí. Nguồn minh chứng là gì? Vai trị của nguồn nguồn minh chứng trong việc đánh giá GV theo Chuẩn.

Tóm tắt các căn cứ để xây dựng Chuẩn; Bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn; Giải thích nội dung Chuẩn, quy trình và cơng cụ đánh giá theo Chuẩn;

+ Yêu cầu GV phải tu dưỡng, phấn đấu, học tập và rèn luyện trong từng năm học và cả một quá trình để kết quả thu được sẽ được tập hợp lại thể hiện bằng nguồn minh chứng phục vụ cho việc đánh giá được thể hiện trong từng năm học và thể hiện trong hồ sơ của GV.

+ Giải thích cách ghi điểm và xếp loại trong mẫu phiếu đánh giá.

+ Chuẩn nghề nghiệp GV THPT được xây dựng trên cơ sở kết hợp mơ hình nhân cách với mơ hình hoạt động nghề nghiệp, nó phản ánh tương đối đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người GV. Sự phân biệt phẩm chất với năng lực cũng chỉ là tương đối nhằm mục đích đánh giá GV theo tư duy phân tích trước khi đánh giá theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người GV còn tuỳ thuộc và thực tế sử dụng GV ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

- Sau khi nắm vững Chuẩn, nhà trường khuyến khích GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng bản thân phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong chuẩn.

* Phát động phong trào thi đua của các đoàn thể

- Cấp Uỷ, Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho các đồn thể (Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban nữ công…) xây dựng văn bản kế hoạch, chương trình hành động để phát động thi đua tới tất cả cán bộ, GV, nhân viên trong toàn trường học tập, phấn đấu, rèn luyện vươn lên theo Chuẩn.

- Chỉ đạo mỗi tổ trong nhà trường thành lập một tổ cơng tác. Tổ cơng tác cịn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn, báo cáo tiến độ thực hiện với Hiệu trưởng và ban chỉ đạo cấp trường để có hướng điều chỉnh kịp thời.

- Triển khai sâu rộng phong trào thi đua tới tất cả mọi GV trong trường. Giúp cho mọi GV hiểu rõ mục đích, ý nghĩ để họ phấn khởi, nỗ lực hết mình vươn lên theo Chuẩn.

- Xây dựng các tiêu chí thi đua của các đồn thể và gắn cơng việc hàng ngày với các phong trào thi đua, các hội thi, hội giảng, các đợt thanh kiểm tra…

- Thơng qua phong trào thi đua của các đồn thể để:

+ GD việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. + Khuyến khích GV phấn đấu khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, khả năng hợp tác để thực hiện nhiệm vụ GD được phân công.

+ Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các thành viên trong cơ quan.

- Phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chun mơn với cơng đồn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết các thành viên. Bồi dưỡng cho đồn viên cơng đồn có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

* Điều kiện để thực hiện biện pháp: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của chuẩn nghề nghiệp cho GV toàn trường

- Làm tốt cơng tác qn triệt mục đích, u cầu, tầm quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi khi áp dụng Chuẩn vào việc đánh giá xếp loại GV.

- Chọn cử, tổ chức và chỉ đạo cho đội ngũ GV “nòng cốt” giúp hiệu trưởng tuyên truyền và phổ biến sâu rộng chuẩn nghề nghiệp cho GV tồn trường.

- Có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như: Văn bản Chuẩn nghề nghiệp GV THPT; thông tư ban hành quy định về Chuẩn; hướng dẫn đánh giá GV THPT theo Chuẩn, ….

* Điều kiện để thực hiện biện pháp: Phát động phong trào thi đua của các đồn thể

- Có sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, Ban giám hiệu tới các tổ chức đồn thể về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuẩn.

- Có sự hưởng ứng mạnh mẽ của các đoàn thể và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

- Việc đánh giá, xếp loại thi đua phải chính xác, khách quan, cơng bằng. Có chế độ, chính sách động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên kịp thời và lâu dài khi có kết quả thi đua.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 56)