Quy trình quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Lựa chọn người đáp ứng yêu cầu công việc Tuyển dụng

Hoạch định nguồn nhân lực

Đào tạo-bồi dưỡng và phát triển

Đánh giá năng lực

Tóm lại: Việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ. Vấn đề là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có được tiếp cận theo nhiều cách và có thể tìm ra nhiều giải pháp khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tơi chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên để tìm ra cơ chế quản lý thích hợp cho cơng tác quản lý giáo viên, mà trước hết là công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường THPT.

Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ có trình độ cao đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính vì thế, quản lý đội ngũ giáo viên ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động dạy và học của các nhà trường.

1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.1. Khái niệm về chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí:

 Chuẩn (Norm) là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng.

 Tiêu chuẩn (Standard) là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

 Tiêu chí (Criterion) là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

 Chỉ báo (Indicator) là đại lượng dùng để biểu thị cường độ, khuynh hướng biến động, có tính chất định lượng hoặc định tính để xác định đặc trưng, dấu hiệu nào đó của sự vật, hiện tượng.

 Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

1.3.2. Nội dung, mục đích và cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

1.3.2.1. Nội dung cơ bản của Chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) bao gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí nhằm đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trên cơ sở các hoạt động cơ bản của nghề dạy học:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng, mơi trường giáo dục (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học (8 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục (6 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị - xã hội (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí).

1.3.2.2. Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

1.3.2.3. Mơ hình cấu trúc chuẩn nghề nghiệp giáo viên [2]:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)