Tiến hành can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 48 - 50)

Chương 2 :ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Tiến hành can thiệp

- Lựa chọn trường can thiệp và đối chứng:

+ Dựa trên số lượng mẫu tính cho nghiên cứu can thiệp là 260.

+ Căn cứ trên số lượng học sinh khối 3 và 4 của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố chỉ có 4 trường đạt đủ số lượng đó là: Trường tiểu học Hà Nội Điện Biên Phủ, tiểu học Him Lam, tiểu học Bế Văn Đàn và trường tiểu học Tô Vĩnh Diện.

+ Cả 4 trường đều đã đạt chuẩn quốc gia và đóng trên 4 phường khác nhau trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

+ Nhóm nghiên cứu đã tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên một trường nghiên cứu can thiệp và một trường nghiên cứu đối chứng. Kết quả trường Him Lam được chọn là trường nghiên cứu can thiệp, trường Bế Văn Đàn được chọn là trường đối chứng. Hai trường đáp ứng được tiêu chí về số lượng cỡ mẫu, hai trường nằm ở hai phường khác nhau, trường Him Lam ở phường Him Lam, trường Bế Văn Đàn nằm ở phường Thanh Bình.

- Thời gian can thiệp: Thời gian tiến hành can thiệp là từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2018, gồm 2 năm học liên tiếp của học sinh. Không kể 3 tháng

nghỉ hè, tổng thời gian can thiệp được tiến hành tại trường là 18 tháng. Do trong thời gian nghỉ hè học sinh chịu sự giám sát và quản lý chủ yếu tại gia đình, can thiệp chỉ có tác động gián tiếp thông qua các hoạt động truyền thông cho cha mẹ học sinh trước đó.

- Đối tượng can thiệp: Học sinh tiểu học lớp 3 và lớp 4 tại trường tiểu học Him Lam. Các học sinh được theo dõi và can thiệp trong vòng 2 năm học tại trường với tổng thời gian là 18 tháng (9 tháng/năm học). Tại thời điểm kết thúc can thiệp vào tháng 4/2018, các học sinh là các học sinh thuộc khối 4 và 5 tương ứng.

- Địa điểm can thiệp: Tại trường tiểu học cơ sở Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Nội dung can thiệp:

+ Thay đổi nhận thức và hành vi bằng cách tuyên truyền trực tiếp và phát tờ rơi: Nhóm nghiên cứu phối hợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền, nói chuyện với các em học sinh về cận thị. In tờ rơi và poster về cận thị phát tới trường tiến hành can thiệp

+ Phối hợp nhà trường và gia đình kiểm sốt thời gian làm việc tập trung mắt của học sinh.

+ Hướng dẫn xây dựng góc học tập ở nhà đảm bảo các điều kiện cần thiết về ánh sáng, vị trí gần cửa sổ, chiều cao bàn ghế, nhóm nghiên cứu phối hợp với gia đình kiểm sốt góc học tập của học sinh tại nhà.

+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh học đường theo quy định về ánh sáng, diện tích phịng học, vị trí phịng học, diện tích cửa sổ, số lượng đèn chiếu sáng, khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, khoảng cách từ bàn cuối đến bảng, khoảng cách giữa các dãy bàn, chiều cao bàn ghế.

+ Thay đổi vị trí ngồi học: đề nghị luân chuyển vị trí ngồi học của học sinh theo vị trí đối nghịch 01 tháng/lần, ví dụ như: học sinh A ngồi bàn thứ 3 từ trên xuống dãy bàn bên tay phải thì sau 01 tháng học sinh A đó ngồi vị trí như vậy nhưng ở dãy bàn bên tay trái.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)