Đo lường hiệu quả can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 50 - 52)

Chương 2 :ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Đo lường hiệu quả can thiệp

Phân tích hiệu số thay đổi (Difference-in-Difference) giúp ước tính tác động của can thiệp làm thay đổi kết quả trong nhóm can thiệp so với thay đổi kết quả trong nhóm đối chứng trong một khoảng thời gian [64]. Phương pháp này cho phép chúng ta có được sự khác biệt về kết quả giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng theo thời gian, chứ không chỉ xem xét sự khác biệt tại thời điểm ban đầu và kết thúc của từng nhóm. Hiệu số thay đổi thường được sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá tác động bán thực nghiệm (quasi- experimental study) trong lĩnh vực y tế và phát triển.

Hình 2.3. Diễn giải phương pháp ước tính tác động can thiệp

Diễn giải phương pháp ước tính tác động can thiệp được minh hoạ trong Hình 2.3. Trong đó, nhóm can thiệp và nhóm đối chứng cùng được theo dõi trong một khoảng thời gian như nhau. Đo lường vấn đề sức khoẻ được

CT1 C1

C2

CT2

Trước can thiệp Sau can thiệp

Thời gian

DiD=(CT2-C2)-(CT1-C1)

Nhóm đối chứng

tiến hành vào 2 thời điểm, thời điểm trước và sau can thiệp. Đường nét đỏ đứt quãng minh hoạ giả định rằng nếu khơng có can thiệp thì vấn đề sức khoẻ của cả nhóm can thiệp và đối chứng sẽ có cùng xu hướng và song song với nhau. Hay nói cách khác, nếu khơng có can thiệp thì sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và đối chứng sẽ không thay đổi tại hai thời điểm đo lường trước và sau. Tuy nhiên, do có tác động can thiệp nên nhóm can thiệp cũng có xu hướng tăng (đường màu xanh lá cây) nhưng mà chậm hơn so với giả định. Sự khác biệt của vấn đề sức khoẻ giữa sự thay đổi trước và sau can thiệp chính là hiệu số thay đổi, hay chính là tác động của can thiệp. Tác động can thiệp đối với tỷ lệ mắc cận thị trong nghiên cứu này được ước tính dựa vào hiệu số thay đổi. Công thức để ước tính hiệu số thay đổi như sau:

DiD = (CT2− C2) − (CT1− C1) (3)

Trong đó, DiD là hiệu số thay đổi của tỷ lệ cận thị (tác động có được từ can thiệp, CT1 là tỷ lệ cận thị của nhóm can thiệp ở thời điểm trước can thiệp, C1 là tỷ lệ cận thị của nhóm chứng ở thời điểm trước can thiệp, CT2 là tỷ lệ cận thị của nhóm can thiệp ở thời điểm sau can thiệp, C2 là tỷ lệ cận thị của nhóm chứng ở thời điểm sau can thiệp.

Các trường hợp sau khi mắc cận thị sẽ khơng thể hồi phục và thường có xu hướng tăng nặng lên. Vì thế khi áp dụng cơng thức 3, nếu can thiệp có hiệu quả thì giá trị của DiD sẽ mang số âm, điều này có nghĩa là can thiệp đã giúp làm giảm tỷ lệ cận thị trong nhóm có can thiệp. Hơn thế nữa, DiD và sai số chuẩn đã được ước tính dựa trên kết quả phân tích hồi quy tuyến tính. Giá trị p cũng đã được ước tính để xác định ý nghĩa thống kê của giá trị DiD tìm được [84]. Trong trường hợp p<0,05 có thể kết luận được rằng DiD có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác đó là can thiệp thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)