Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 66 - 70)

Chương 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Cận thị và các yếu tố liên quan

3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.12. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứutheogiới tính

Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 171 42,5

Nữ 231 57,5

Bảng 3.12 mô tả đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu theo giới tính. Tổng số có 402 học sinh đã tham gia vào nghiên cứu để tìm hiểu giữa cận thị và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ học sinh nam là 42,5%, trong khi đó tỷ lệ nữ chiếm 57,5%.

Bảng 3.13. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo khối lớp

Khối lớp Số lượng Tỷ lệ (%)

Lớp 4 197 49,0

Lớp 5 205 51,0

Chung 402 100,0

Bảng 3.13 mô tả đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu theo khối lớp. Toàn bộ học sinh tham gia nghiên cứu là học sinh của khối 4 và 5, trong đó học sinh khối lớp 4 là 49% và học sinh khối lớp 5 là 51%.

Hình 3.2 mơ tả tình hình cận thị của cha mẹ học sinh tham gia nghiên cứu. Số học sinh có cha mẹ mắc cận thị là 54, chiếm 13,4% số học sinh tham gia nghiên cứu.

Bảng 3.14. Tỷ lệ cận thị của đối tượng nghiên cứu theo giới tính

Giới tính n Số lượng (%) Giá trị p

Nam 171 66 (28,6) 0,88

Nữ 231 50 (29,2)

Chung 402 116 (28,9)

Tình trạng cận thị của đối tượng tham gia nghiên cứu theo giới tính được mơ tả trong Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc cận thị của học sinh tham gia nghiên cứu là 28,9%. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ cận thị của học sinh nam (28,6%) và học sinh nữ (29,2%).

Bảng 3.15. Tỷ lệ cận thị của đối tượng nghiên cứu theo khối lớp

Khối lớp n Số lượng (%) Giá trị p

Lớp 4 197 55 (27,9) 0,68

Lớp 5 205 61 (29,8)

Chung 402 116 (28,9)

Bảng 3.15 mơ tả tình trạng cận thị của đối tượng tham gia nghiên cứu theo khối lớp. Tỷ lệ cận thị của học sinh khối lớp 5 (29,8%) cao hơn so với học sinh khối lớp 4 (27,9 %), tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,68, kiểm định 2).

Hình 3.3. Tình hình cận thị của học sinh theo tình trạng cận thị của cha mẹ

Tình trạng cận thị của đối tượng tham gia nghiên cứu theo tình trạng cận thị của cha mẹ được mô tả trong Bảng 3.3. Những học sinh có cha mẹ cận thị có tỷ lệ cận thị (50%) cao hơn so với học sinh có cha mẹ khơng mắc cận thị (25,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001, kiểm định 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học thành phố điện biên phủ và hiệu quả một số giải pháp can thiệp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)