Điều tri ̣bê ̣nh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số cytokin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu (Trang 33 - 35)

1.2.2 .Đặc điểm cận lâm sàng

1.3. Cơ chế bê ̣nh sinh bê ̣nh viêm loét đại trực tràng chảy máu

1.3.5. Điều tri ̣bê ̣nh viêm loét đại trực tràng chảy máu

1.3.5.1. Tại Việt Nam [7]

a) Điều trị viêm loét đại tràng phải và đại tràng toàn bộ mức độ bệnh nặng

* Điều trị tấn công:

Kết hợp 5-ASA đường uống và steroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, kháng sinh đường tĩnh mạch.

- AZA(Imuren): liều 2-2,5mg/kg/ngày

- CyA(Sadimun): truyền tĩnh mạch liều 2-4mg/kg/ngày.

* Điều trị duy trì: khi các triệu chứng lâm sàng cải thiện sau 4-6 tuần, giảm

liều 5-ASA dần đến liều duy trì bằng 5-ASA đường ́ng (1g/ngày chia 2 lần).

b) Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu thể nặng hoặc tối cấp

- Bù nước và điện giải, nhịn ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch - Tiêm tĩnh mạch: prednisolone hoặc methylprednisolone - 5-ASA đường uống và kháng sinh truyền tĩnh mạch.

- Nếu không đáp ứng sau 7-10 ngày: dùng thuốc ức chế miễn dịch.

c) Mức độ nhẹ đến vừa * Điều trị tấn công:

Kết hợp 5 - ASA tại chỗ, 5 - ASA đuờng uống và kháng sinh

- 5-ASA nang đạn đặt hậu môn.

- 5-ASA uống: 4 - 6 g/ngày chia 3 lần.

- Ciprofloxacin 1g/ngày hoặc metronidazol 1g/ngày

* Điều trị duy trì: Sau 6 tuần sử dụng liều duy trì: 2g sulfasalazine, 1.2-

2.4g mesalamine, 1g olsalazine/ngày.

1.3.5.2. Trên thế giớ i

Mục đích chính của điều trị bệnh VLĐTTCM là dùng các thuốc sinh học thông qua các khâu tác động vào hệ thống miễn dịch như ức chế bài tiết

các cytokin (TNF-α, IL-6, IL-8…), ức chế các phân tử kết dích ở bề mặt tế bào, làm suy yếu bạch cấu đơn nhân, giảm sự phân chia tế bào, ức chế phiên mã các gen kích hoạt mã hóa IL-2, TNF-α, INFγ...

* 5-Aminosalicylic

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của 5- Aminosalicylic (5-ASA) trên bệnh VLĐTTCM đã chứng minh. 5-ASA có hiệu quả cao làm thuyên giảm bê ̣nh tương đối dựa trên phân tích dữ liệu cho thấy sự thuyên giảm bệnh không đạt được trong 887 (60,3%) bệnh nhân trong số 1470 bệnh nhân dùng 5-ASA so với 494 (80,2%) trong số 616 bệnh nhân dùng giả dược [103].

* Khá ng thể đơn dòng Infliximab

Infliximab (IFX) là một kháng thể đơn dòng chống lại TNF-α, được dùng có hiệu quả điều trị bệnh VLĐTTCM ở mức độ trung bình và nặng cho cả người lớn và trẻ em. Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của kháng thể chống TNF-α bệnh ở mức độ vừa và nặng chứng minh đươ ̣c IFX làm thuyên giảm bệnh trội hơn so với giả dược. Kết luận này dựa trên số liệu cho thấy sự thuyên giảm của bệnh không đạt được ở 231 (42,9%) trong số 539 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên dùng IFX so với 201 (69,8%) trong số 288 bệnh nhân được dùng giả dược [103].

* Adalimumab

Adalimumab (ADA) là một kháng thể đơn dòng của người chống lại TNF-α. Hiệu quả và tính an toàn của ADA đã được điều tra trong hai thử nghiệm lâm sàng 2 lần mù (ULTRA 1 và ULTRA 2) [39], [84].

ULTRA1 tiến hành trên 576 bệnh nhân đề kháng với TNF. Kết quả cho thấy đáp ứng lâm sàng và lành niêm mạc thu được ở nhóm điều trị ADA 160 - 80 mg tương ứng lần lượt là 55% và 47% và dùng ADA 80 - 40 mg tương ứng là 51% và 38% [39], [84]. ULTRA2 tiến hành trên 494 bệnh nhân, 40% trong số họ được điều trị bằng thuốc kháng TNF-α nhưng ngưng sử dụng 8 tuần cuối cùng và 50% bệnh nhân ở thể nặng. Kết quả lành vết loét niêm mạc đạt 41,1% ở nhóm dùng ADA và ở 31,7% ở nhóm giả dược (p <0,032) [87].

* Vedolizumab

Vedolizumab cũng dùng trong điều trị duy trì và được đánh giá trong nghiên cứu GEMINI. Kết quả cho thấy một tỷ lệ lớn ở nhóm dù ng vedolizumab có thuyên giảm lâm sàng và lành niêm mạc cao hơn so với những người dùng giả dược [42]. Vedolizumab hiệu quả hơn so với giả dược khi dự phòng tái phát ở bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh. Dựa trên số liệu cho thấy 140 (54%) trong số 247 bệnh nhân ngẫu nhiên sử dụng vedolizumab tái phát về mặt lâm sàng ở tuần 52, so với 106 (84%) trong số 126 bệnh nhân được phân bổ dùng giả dược (RR =0,67; 95% CI: 0,59- 0,77) [103].

Qua trên, chú ng tôi thấy vedolizumab dùng trong quản lý điều trị bệnh VLĐTTCM cho kết quả đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng, với nhiều dữ liệu mong đợi từ các nghiên cứu được cơng bố gần đây nhất. Nó có hiệu quả ở những bệnh nhân khơng đáp ứng với điều trị ban đầu với glucocorticoid và ở những bệnh nhân đã thất /bại điều trị khi dùng thuốc kháng TNF-α.

1.4. Các nghiên cứu cytokin ở bệnh viêm loét đại tràng chảy máu trên thế giớ i và Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số cytokin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)