Phương pháp xác định tính chất của pectin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Phương pháp xác định tính chất của pectin

- Xác định độ nhớt của dung dịch pectin bằng nhớt kế mao quản:

Giá trị của độ nhớt động học còn phụ thuộc vào nồng độ của chất lỏng. Việc xây dựng đường chuẩn độ nhớt động học của một chất giúp xác định được nồng độ của chất đó trong dung dịch khi biết độ nhớt ở cùng điều kiện.

Đo thời gian chảy của một thể tích cố định chất lỏng qua mao quản đã được chuẩn hóa dưới tác dụng của trọng lực ở nhiệt độ cho trước, độ nhớt động học là kết quả của thời gian chảy đo được và hệ số nhớt kế. Nếu cho chất lỏng chảy qua mao quản, chất lỏng có độ nhớt càng cao thì thời gian chảy càng chậm. Độ nhớt động học được tính theo cơng thức sau:

η = k.t (2) Trong đó:

η: Độ nhớt động học (mm2/s)

k: Hằng số của nhớt kế mao quản (k = 0,03487 ở 400C) t: Thời gian chảy của chất lỏng trong nhớt kế (s)

Sử dụng nhớt kế mao quản Koehler, Size: 150 – Ser No1817 Type: Routin, Đức.

- Xác định khối lượng phân tử của pectin dựa vào độ nhớt:

Giống như độ nhớt, khối lượng phân tử cũng là một tính chất rất quan trọng của pectin, quyết định đến lĩnh vực ứng dụng của pectin. Giữa khối lượng phân tử và độ nhớt có mối quan hệ với nhau, pectin có độ nhớt cao thì khối lượng phân tử cũng cao và ngược lại [121].

Cơ sở lý thuyết của phương pháp đo độ nhớt để xác định khối lượng phân tử của pectin dựa theo công thức Mark – Houwink [105], [84]:

M = [ ] (3)

Trong đó:

+ M: Khối lượng phân tử của pectin + [η]: Độ nhớt riêng của pectin

+ K và α là hai hệ số tùy thuộc vào từng chất và dung môi ở những nhiệt độ khác nhau. Theo nghiên cứu của Martin Alberto Masuelli với pectin ở nhiệt độ 400C dung môi là nước thì hệ số K = 0,0217 và α = 0,818.

Độ nhớt riêng tính theo cơng thức:

[η] = lim → = lim → (4)

Để tính được độ nhớt riêng cần tính độ nhớt suy giảm, độ nhớt vốn có và độ nhớt tương đối theo các công thức như sau:

Độ nhớt suy giảm: = ∗ (5) Độ nhớt vốn có: = "# ( %&') (6) Độ nhớt tương đối: ) = (7) Trong đó: + C: Nồng độ của pectin

+ to: Thời gian dung môi là nước chảy qua nhớt kế mao quản

Sau khi xác định được thời gian trung bình của dung dịch pectin chảy qua nhớt kế mao quản Koehler, ta xác định được độ nhớt riêng của mỗi loại pectin từ đó xác định được khối lượng phân tử trung bình của bốn loại pectin nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)