Phương pháp tạo màng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.6. Phương pháp tạo màng

2.2.6.1. Quy trình tạo màng P/CMC, P/CS, P/AG, P/NaCS

Sau khi tham khảo các tài liệu về nồng độ pectin, nồng độ glycerol, nồng độ CaCl2 trong các tài liệu [40],[123],[140],[147] đã xây dựng được quy trình tạo màng như sau:

- Pha dung dịch pectin: Pectin được hòa tan trong nước nóng 60oC với nồng độ 2%. Bổ sung glycerol với vai trị là chất nhũ hóa với tỉ lệ 50% so với lượng chất khô polymer và CaCl2 với hàm lượng 0,01g/g polymer.

Các loại polymer như pectin, CMC, chitosan, alginate được hịa tan trong nước nóng với nồng độ 2%. Ngồi hai thành phần chính ra có bổ sung glycerol với vai trị là chất nhũ hóa với tỉ lệ 50% so với lượng chất khô polymer và CaCl2 với hàm lượng 0,01g/1g polymer. Màng được tạo ra trên khn có kích thước 15cmx15cm. Lượng dịch đổ vào khuôn khống chế luôn là 60g. Riêng đối với màng P/AG, sau khi được làm khô ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm 53% trong 24 giờ có quạt gió, màng khơ được lấy ra và ngâm trong dung dịch CaCl2 5% trong 20 phút để tạo liên kết ngang giữa chuỗi pectin, alginate và ion canxi theo mơ hình “Hộp trứng”, làm khơ bằng quạt và sấy khô ở 40oC trong 2 giờ. Bảng 2.1, 2.2 và 2.3 là bảng chú thích các loại màng.

Bảng 2.1. Thành phần của các loại màng P/CMC Kí hiệu màng Thành phần,% Kí hiệu màng Thành phần,% Pectin CMC Pectin CMC P 100 0 P/CMC3 25 75 P/CMC1 75 25 CMC 0 100 P/CMC2 50 50 Bảng 2.2. Thành phần của các loại màng P/CS Kí hiệu màng Thành phần,% Kí hiệu màng Thành phần,% Pectin CS Pectin CS P 100 0 P/CS3 25 75 P/CS1 75 25 CS 0 100 P/CS2 50 50

Các loại màng P/NaCS cũng được nghiên cứu với các tỉ lệ phối trộn tương tự như màng P/CS.

Bảng 2.3. Thành phần của các loại màng P/AG

Kí hiệu màng Thành phần,% Kí hiệu màng Thành phần,% Pectin AG Pectin AG P 100 0 P/AG3 25 75 P/AG1 75 25 AG 0 100 P/AG2 50 50

2.2.6.2. Quy trình tạo màng P/AG/ZnO-NPs

Chuẩn bị dung dịch pectin - alginate: pectin và alginate được hòa tan trong nước nóng 60oC với nồng độ 2%. Phối trộn dung dịch pectin và alginate với tỉ lệ 50:50 bằng thiết bị khuấy từ. Bổ sung glycerol với vai trò là chất hóa dẻo với tỉ lệ 50% so với lượng chất khô polymer và CaCl2 với hàm lượng 0,01g/g polymer. Bảo quản hỗn hợp này ở 4oC trong 1 ngày để loại bỏ bọt khí [6].

Bảng 2.4. Thành phần các loại màng P/AG/ZnO-NPs Kí hiệu màng Thành phần, % Kí hiệu màng Thành phần, %

Pectin AG ZnO-NPs Pectin AG ZnO-NPs

P/AG 50 50 00 P/AG0,1 50 50 0,1

P/AG0,01 50 50 0,01 P/AG0,5 50 50 0,5 P/AG0,05 50 50 0,05

Bổ sung nano ZnO vào màng pectin-alginate ở 4 mức nồng độ 0,01; 0,05; 0,1; 0,5% khối lượng/thể tích. Sử dụng máy khuấy để đồng hóa hỗn hợp này, sau đó bảo quản ở 4oC trong 1 ngày đêm để loại bỏ bọt khí. Để điều chỉnh độ dày gần đều nhau, thể tích của dung dịch tạo màng ln giữ ở mức 60g (kích thước khn 15cmx15cm). Màng được làm khô ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm 53% trong 24 giờ có quạt gió. Màng khơ được lấy ra và ngâm trong dung dịch CaCl2 5% trong 20 phút, làm khô bằng quạt và sấy khô ở 40oC trong 2 giờ. Màng được giữ ở nhiệt độ 25 ± 1oC và độ ẩm 53 ± 1% trong 5 ngày trước khi kiểm tra các tính chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)