CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Khảo sát độ hòa tan của màng tạo thành bởi pectin bưởi và pectin lá sương sâm với các
sương sâm với các polymer đồng tạo màng
Độ hòa tan là một chỉ tiêu quan trọng của màng trong việc ứng dụng tạo màng ăn được sử dụng trong thực phẩm. Độ hòa tan của các màng tạo thành từ pectin vỏ bưởi và pectin lá sương sâm với các polymer đồng tạo màng được xác định như mục 2.2.7.4, thu được kết quả biểu diễn ở biểu đồ hình 3.15.
Kết quả ở hình 3.15 cho thấy màng được tạo thành từ pectin vỏ bưởi và lá sương sâm đều tan hoàn toàn trong nước sau 24 giờ. Các màng hỗn hợp giữa pectin và các polymer đều có độ hịa tan thấp hơn màng pectin vỏ bưởi và lá sương sâm. Điều này có thể lý giải dựa vào sự hình thành các liên kết giữa pectin với các polysaccharide đồng tạo màng, tương tự như đã trình bày ở phần khảo sát độ bền cơ học. Sự hình thành các liên kết ngang giữa ion Ca2+ với các nhóm –COO- trong màng P/AG, P/CMC và liên kết ngang giữa nhóm –NH3+ của chitosan và –COO- của pectin trong màng P/CS, làm gia tăng độ bền của màng trong môi trường nước. Màng P/AG có độ hịa tan thấp nhất, điều đó một lần nữa khẳng định về sự tổ hợp mạng lưới không gian
giữa hai loại polysaccharide này phù hợp, cho phép hình thành nhiều liên kết hơn, đặc biệt là các liên kết ngang so với các loại màng khác. Các màng được tạo thành từ HMP đều có độ hòa tan cao hơn so với màng từ LMP, điều này có thể giải thích do HMP có số lượng nhóm –COO- ít hơn ở LMP nên khả năng hình thành các liên kết ngang bền vững trong môi trường nước ít hơn, làm cho mạng lưới khơng gian dễ bị phá vỡ dẫn đến độ hịa tan cao.
Hình 3.15. Độ hòa tan của các màng được tạo thành từ
pectin vỏ bưởi (HMP) và pectin lá sương sâm (LMP)