Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của quả trong thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.9. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của quả trong thời gian bảo quản

2.2.9.1. Xác định hao hụt khối lượng

Cứ 3 ngày một lần, tiến hành đo khối lượng của quả trong suốt thời gian bảo quản, sử dụng cân phần tích điện tử (Ohaus Scout Pro 400 g ± 0,01 g). Tỉ lệ hao hụt khối lượng của quả được xác định bằng tỉ lệ % sự khác biệt về khối lượng ban đầu và khối lượng sau thời gian bảo quản so với khối lượng ban đầu [72].

2.2.9.2. Đo độ cứng

Độ cứng của quả được đo bằng thiết bị phân tích cấu trúc TA XT2 (Instron Co., USA), hiệu chỉnh thiết bị bằng quả cân có khối lượng 5kg và sử dụng đầu tip có đường kính 2mm và chiều dài 25 mm. Cài đặt tốc độ di chuyển của đầu tip là 5 mm/s và độ sâu tác động là 5mm. Lực lớn nhất của mỗi quả (biểu diễn bằng đơn vị N) được ghi lại ở 3 vị trí là dưới, giữa và trên của mỗi quả. Mỗi mẫu đo 3 quả [22].

2.2.9.3. Xác định tổng chất rắn hòa tan và một số thành phần hóa học của quả

- Tổng chất rắn hòa tan: lấy 30g thịt quả, thêm vào 150ml nước cất, khuấy trong 2 phút cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất và đem đi lọc. Hàm lượng chất rắn hòa tan tổng được đo bằng thiết bị chiết quang kế cầm tay ở 25oC và được biểu diễn là % lượng chất khô.

- Giá trị pH: được đo bằng pH kế (Kyle, USA).

- Lượng acid tổng: được đo bằng cách chuẩn độ 10ml dung dịch đã chuẩn bị bằng NaOH 0,1N với chỉ thị là phenolphthalein. Kết quả được biểu diễn là số g acid citric trên 100g thịt quả.

- Hàm lượng acid ascorbic (vitamin C): Hàm lượng acid ascorbic được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iod 2,6-dichlorophenolindorhenol titration (AOAC, 1984) [91].

- Hàm lượng đường tổng được xác định bằng phương pháp Bertrand [41].

2.2.9.4. Xác định hàm lượng chất béo của bơ và chỉ số iodine của lipid bơ

- Hàm lượng chất béo của bơ được xác định bằng phương pháp Soxhlet như mô tả bởi Sweet: lấy 50g bơ (phần ăn được) sấy khô ở 100oC đến khối lượng khơng đổi để tính độ ẩm và tiến hành chiết bằng phương pháp Soxhlet, sử dụng petroleum ether.

- Chỉ số iodine của lipid bơ: được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iodine với chỉ thị là hồ tinh bột [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận pectin từ một số nguồn thực vật và sản xuất màng pectin sinh học ứng dụng trong bảo quản trái cây (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)