Hoạt tính sinh học của cây Mần tưới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế của cao chiết cây mần tưới (eupatorium fortunei turcz ) lên sinh trưởng của vi khuẩn lam độc microcystis aeruginosa kutzing trong các thủy vực nước ngọt (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cây Mần tưới Eupatorium fortunei

1.3.3. Hoạt tính sinh học của cây Mần tưới

43

viêm, chống oxi hóa, kháng nấm, khả năng ngăn ngừa, chống lại tế bào ung thư và khả năng chống đái tháo đường [123-125]. Dưới đây là một vài hoạt tính tiêu biểu của cao chiết cũng như các hợp chất đã được phân lập từ cây Mần tưới.

1.3.3.1. Hoạt tính gây độc đối với các dịng tế bào ung thư

Năm 2014, Kim cùng cộng sự đã tiến hành thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết nước Mần tưới lên khả năng di căn của tế bào ung thư ác tính. Cơ chế tác động của cao chiết lên tế bào ung thư thông qua sự ức chế hoạt động của tác nhân MMP - 9 (Matrix metalloproteinase-9) [126]. MMP - 9 là một họ các enzyme tiêu protein, đóng vai trị quan trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản, trong đó MMP - 9 được xem như enzyme chủ [127]. Cao chiết cịn kích hoạt NF-κB (yếu tố nhân kappa B), tham gia vào quá trình phosphoryl hóa của P38, vai

trị quan trọng thúc đẩy quá trình chết tế bào và giảm tổng hợp sản xuất yếu tố tăng

trưởng nội mô mạch máu (VEGF- Vascular endothelial growth factor). VEGF là một protein được sản sinh từ các tế bào có chức năng kích thích hình thành các mạch máu mới, đáp ứng với tình trạng thiếu oxy bởi gen gây ung thư, tác nhân này gây ra sự tăng sinh tế bào nội mô, thúc đẩy di cư tế bào và ức chế gây chết. Trong mơ hình điều trị tế bào ung thư di căn ở phổi, sử dụng hằng ngày dịch chiết nước Mần tưới với liều lượng 50 mg/kg sẽ làm giảm đáng kể các tập đoàn di căn của các tế bào B16F10 trên bề mặt phổi của chuột.

1.3.3.2. Hoạt tính kháng khuẩn

Nghiên cứu của Ushiki chứng minh rằng dịch chiết từ rễ của E. fortunei ức chế sinh trưởng mạnh mẽ 04 loài vi sinh vật như Streptomyces scabies (tạo vảy khoai

tây), Phytophthora megasperma (gây thối rễ), Verticillium dahliae (gây héo lá và

thân) và Rhizoctonia solani (gây chết úng) [128]. Năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về nhóm vi khuẩn tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gây triệu chứng hôi miệng cho rằng dịch chiết nước từ cây Mần tưới có khả năng ức chế q trình giải phóng các hợp chất dễ bay hơi của lưu huỳnh và ức chế sinh trưởng của loài vi khuẩn với giá trị IE lần lượt là 51,96 và 25,98 % [129].

Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Choi đã đánh giá khả năng tăng cường miễn dịch của các đại thực bào RAW 264,7 dưới tác dụng cao chiết nước từ cây Mần tưới

44

trước ảnh hưởng các loại virut như virut cúm A, virut gây bệnh trên trâu bò, vi rút gây bệnh viêm miệng. Các tác giả này đã chứng minh rằng cao chiết có tác dụng sản sinh một loại cytokine gây viêm, đồng thời phân lập được các hợp chất quercetin, psoralen và quercitrin, có vai trị quan trọng trong q trình miễn dịch của tế bào RAW 264,7 [124].

1.3.3.3. Hoạt tính ức chế enzyme

Tyrosinase hay còn gọi là enzym polyphenol oxidase là một enzym monooxygenase, có chứa nguyên tố đồng tham gia vào hai phản ứng riêng biệt của quá trình chuyển hóa melanin. Do đó các chất ức chế tyrosinase đã và đang được sử dụng rất rộng rãi để điều trị các bệnh tăng sắc tố trong y học và trong mỹ phẩm thì sử dụng như một yếu tố làm trắng da. Nhiều nghiên cứu được triển khai tìm kiếm các hoạt chất từ thiên nhiên có khả năng ức chế hoạt động của enzyme này, ví dụ kushenol A và 8-prenylkaempferol được phân lập từ rễ lồi Sophora flavescens có khả năng ức chế mạnh với giá trị IC50 tương ứng là 1,1 và 2,4 μM [130]. Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Tường Vy đã khảo sát ảnh hưởng ức chế của cao chiết tổng Mần tưới trong các dung môi khác nhau cũng như ảnh hưởng của hai hợp chất hóa học phân lập được từ cây Mần tưới là o- coumaric (41) và patriscabratin (53) lên hoạt tính của enzyme tyrosinase [122]. Kết quả thử hoạt tính ức chế tyrosinase cho thấy cao chiết metanol Mần tưới cho giá trị IC50 là 315,8 µg/mL, cao hơn so với cao chiết tổng n- hexan Mần tưới (IC50 là 237,5 µg/mL). Hợp chất axit o-coumaric và patriscabratin ghi nhận IC50 lần lượt là 2,8 mM và >10 mM. Đặc biệt, axit o-coumaric có tác dụng ức chế mạnh hơn so với đối chứng dương hydroquinone (IC50 3,1 mM), là một trong những hoạt chất được sử dụng nhiều và rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm.

1.3.3.4. Hoạt tính kháng viêm

Nitơ oxit (NO) là thành phần quan trọng đối với cơ thể vật chủ, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh rằng việc dư thừa NO trong hệ thần kinh trung ương dẫn đến những tổn hại thần kinh, thúc đẩy một số rối loạn thần kinh khác nhau như Parkinson, Alzheimer, gây tổn thương cấp tính và mãn tính [131]. Vì vậy, ức chế q trình sản

45

sinh ra NO được coi là một giải pháp tiềm năng để phòng và điều trị các bệnh viêm liên quan đến hệ thần kinh. Lipopolysaccharide một thành phần từ thành tế bào của vi khuẩn gram âm, là một trong những chất hoạt hóa mạnh nhất của đại thực bào và liên quan việc sản xuất các cytokine tiền viêm. Để nghiên cứu tác dụng dược lý và tiềm năng của các dẫn xuất thymol phân lập được từ toàn bộ (thân, rễ, lá) cây Mần tưới, nhóm tác giả Wang đã đánh giá ảnh hưởng của 07 hợp chất (46-52) lên sự ức chế tổng hợp NO do Lipopolysaccharide gây ở đại thực bào trong tế bào vi sinh vật BV-2 [121]. Kết quả cho thấy hợp chất (50), (51) có khả năng gây ức chế mạnh với giá trị IC50 tương ứng là 69,0 và 95,0 µM, các hợp chất cịn lại thể hiện sự ức chế kém hơn với IC50 > 100 µM. Điều quan trọng là các hợp chất này không gây độc cho tế bào vật chủ BV-2 ngay tại nồng độ thể hiện khả năng ức chế sự tổng hợp hợp chất NO.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế của cao chiết cây mần tưới (eupatorium fortunei turcz ) lên sinh trưởng của vi khuẩn lam độc microcystis aeruginosa kutzing trong các thủy vực nước ngọt (Trang 55 - 58)