CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cây Mần tưới Eupatorium fortunei
1.3.4. Ứng dụng cao chiết cây Mần tưới để kiểm soát bùng phát sinh khối VKL độc
độc M. aeruginosa
Việc tìm kiếm khai thác hoạt chất thiên nhiên có tính kháng khuẩn đã được các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam triển khai từ lâu và hầu hết là phục vụ cho mục đích ứng dụng y dược [119, 122]. Năm 2013, Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự đã khảo sát hoạt tính diệt M. aeruginosa của cao chiết metanol một số loài thực vật tại Việt Nam như Lược vàng (Callisia fragrans), Củ gấu, (Cyperus rotundus), Củ gấu biển (Cyperus
stoloniferu), Cỏ lào tím (Eupatorium coelestinum), Mần tưới (Eupatorium fortunei)
và Cỏ lào (Chromolaena odorata) trong dải nồng độ từ 4 đến 500 µg/mL [2]. Kết quả cho thấy cao chiết từ 6 mẫu thực vật trên đều có tác dụng ức chế sinh trưởng ở nồng độ 500 µg/mL, giá trị IC50 dao động từ 87,6- 252,4 µg/mL đối với VKL M. aeruginosa và từ 34,3 đến 315,1 µg/mL đối với tảo Ch. vulgaris. Trong đó, cao chiết metanol từ lá, thân cây Mần tưới có độc tố chọn lọc lên VKL M. aeruginosa, cụ thể có khả năng ức chế sinh trưởng mạnh lên M. aeruginosa với giá trị IC50 119,3 µg/mL so với Ch.
vulgaris - ,một lồi tảo lục có lợi, giá trị IC50 313,1 µg/mL. Sự tác động có chọn lọc
của cao chiết Mần tưới lên hai đối tượng này hứa hẹn tiềm năng sử dụng cao chiết như một chất diệt tảo hiệu quả và thân thiện với môi trường. Năm 2014, Phạm Thanh Nga cùng cộng sự khẳng định lại hoạt tính diệt VKL M. aeruginosa của cao chiết cây
46
Mần tưới bằng phương pháp đo mật độ quang (λ=680nm) và phương pháp đo hàm lượng chlorophyll a. Hoạt tính diệt VKL độc của cao chiết này tại nồng độ 500 µg/mL có thể so sánh với độc tính của hợp chất đồng CuSO4 nồng độ 5 µg/mL [3]. Kết quả cơng bố của các tác giả nói trên mới dừng lại ở nghiên cứu khảo sát bước đầu trong quy mơ phịng thí nghiệm khi sử dụng cao chiết cây Mần tưới như một hoạt chất diệt VKL độc. Các nghiên cứu đều khẳng định tiềm năng ứng dụng cao chiết này để kiểm soát sự bùng nổ sinh khối TVN và chủng Microcystis trong các hệ sinh thái nước ngọt, hứa hẹn một phương pháp mới hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, ứng dụng cao chiết Mần tưới như một hoạt chất diệt tảo tiềm năng định hướng ứng dụng quy mơ thực tế cịn có nhiều những vấn đề cần phải làm rõ như ảnh hưởng của dung môi chiết đến hoạt tính diệt tảo của cao chiết thực vật, cơ chế tác động của cao chiết lên tế bào M. aeruginosa từ đó gây ra hiệu ứng kìm hãm sinh trưởng và gây chết tế bào hoặc tìm kiếm các hợp chất hóa học trong cao chiết đóng vai trị quan trọng tạo nên độc tính đối với VKL. Tổng hợp nhân tạo các hợp chất này ở quy mô công nghiệp mở ra một giải pháp mới khi nguồn cung cấp đầu của một số loài thực vật bị hạn chế. Câu hỏi về tính an tồn của cao chiết đối với các lồi sinh vật khác khơng thuộc đối tượng tác động như giáp xác (Daphnia magna), bèo tấm (Lemna minor), hai loài tiêu biểu được sử dụng trong đánh giá độc tính, cũng như ảnh hưởng của cao chiết đối với các thông số thủy lý và thủy hóa của mơi trường vẫn cịn chưa được cơng bố. Những vấn đề được liệt kê ở trên sẽ được nghiên cứu và giải quyết trong luận án tiến sỹ này.
47