Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao chiết đối với mẫu nước hồ tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế của cao chiết cây mần tưới (eupatorium fortunei turcz ) lên sinh trưởng của vi khuẩn lam độc microcystis aeruginosa kutzing trong các thủy vực nước ngọt (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.4.Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao chiết đối với mẫu nước hồ tự nhiên

2.4. Mô tả thực nghiệm

2.4.4.Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao chiết đối với mẫu nước hồ tự nhiên

Các mẫu nước hồ (Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Láng) được lấy vào tháng 3 năm 2017 và tháng 9 năm 2017 và được chuyển về phịng thí nghiệm ngay trước khi tiến hành thực nghiệm. Tại thời điểm lấy mẫu, nhiệt độ ngoài trời dao động 27-28 0C, mặt nước hồ nổi váng xanh. Tiến hành soi mẫu dưới kính hiển vi điện tử huỳnh quang BX51 thấy chủng Microcystis chiếm ưu thế rõ rệt. Sau khi lấy mẫu về, nước hồ được lọc qua lưới để loại bỏ rác và các tạp chất lơ lửng sau đó được chia đều vào các bình thủy tinh mỗi bình 5L nước hồ đối với quy mơ trong phịng thí nghiệm hoặc 300 L vào thùng nhựa với quy mơ ngồi trời. Bổ sung các cao chiết và hoạt chất đồng vào bình hoặc thùng nhựa theo nồng độ nghiên cứu, sau đó đặt bình trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên, nhiệt độ phòng và thời gian quan sát 10 ngày liên tục. Các cơng thức thí nghiệm được nghiên cứu bao gồm: Mẫu Control (mẫu đối chứng chỉ có nước hồ), mẫu CuSO4 (mẫu nước hồ được bổ sung CuSO4 tại nồng độ 5µg/mL) và mẫu cao chiết tại nồng độ 500 mg/L. Mỗi cơng thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần, theo dõi trong 10 ngày liên tục. Khuấy trộn ngày 3 lần đối với quy mơ phịng thí nghiệm và khơng khuấy trộn mẫu đối với quy mơ ngồi trời. Các thông số thủy lý như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ dẫn điện được đo hằng ngày tại một thời điểm nhất định. Các thơng số thủy hóa (NH4-N, NO2-N, P- tổng, PO43-, Silic hịa tan) được phân tích tại các ngày T0, T1, T3, T6 và T10 tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Phân tích hàm lượng chlorophyll a và đếm mật độ tế bào đánh giá ảnh hưởng của cao chiết được thực hiện vào các ngày T0, T3, T6 và T10 tại Viện Cơng

67

nghệ mơi trường. Ở quy mơ phịng thí nghiệm, các mẫu được bố trí tại Phịng Thủy sinh học môi trường, Viện Công nghệ môi trường; quy mơ ngồi trời tại Vườn Thực nghiệm, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với các mẫu được đặt trong nhà kính có mái che để loại bỏ ảnh hưởng của mưa dẫn đến pha lỗng nồng độ.

Hình 2.19. Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết Mần tưới lên mẫu nước hồ tự nhiên quy mơ phịng thí nghiệm

Hình 2.20. Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết Mần tưới lên mẫu nước hồ tự nhiên quy mơ ngồi trời

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế của cao chiết cây mần tưới (eupatorium fortunei turcz ) lên sinh trưởng của vi khuẩn lam độc microcystis aeruginosa kutzing trong các thủy vực nước ngọt (Trang 79 - 80)