Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 42 - 48)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Khái quát về cộng đồng người Êđê

2009; Nguồn: Tổng cục Thống kê/ Kết quả Tổng điều tra dân số 2009). Cùng với

ngƣời J’Rai, ngƣời Êđê là một trong hai dân tộc thiểu số có dân số đơng nhất tại Tây Nguyên.

Ngƣời Êđê ở Việt Nam hiện cƣ trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Theo thống kê năm 2009, ngƣời Êđê cƣ trú tập trung tại tỉnh Đắk Lắk (298.534 ngƣời, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số ngƣời Êđê tại Việt Nam). Ngồi ra, ngƣời Êđê cịn có một vài nhóm nhỏ cƣ trú ở các tỉnh Phú n (20.905 ngƣời), Đắk Nơng (5.271 ngƣời), Khánh Hịa (3.396 ngƣời),...

Tại Đắk Lắk, ngƣời Êđê chiếm khoảng 1/6 dân số tồn tỉnh, là dân tộc đơng thứ hai tại đây (sau ngƣời Kinh), cƣ trú ở khắp các huyện, thành phố: Buôn Ma Thuột, Krông {u\k, Krông Pă], Krông Ana, Mdrăk, }ư Mgar, Krông Năng, Êa Kar… Ngƣời Êđê có rất nhiều nhóm tộc ngƣời khác nhau với nhiều tên gọi khác

nhau nhƣ: (Êđê) Kpă, Adham, Blô, K'drao, Êpan, Bih, Mdhur, Krung, Hwing, Dliê.

Dong Hay,… Trong đó, nhóm Kpă đƣợc coi là Êđê chính dịng, chủ yếu cƣ trú ở

khu vực Buôn Ma Thuột và một phần của Krông Pă], }ưM’gar. Đối với vấn đề

phân nhóm trong tộc người Êđê, Đồn Văn Phúc khẳng định “trƣớc đây, ngƣời Êđê

thƣờng phân biệt rõ các nhóm địa phƣơng ... hiện nay, họ khơng cịn phân biệt một cách chi tiết, cặn kẽ các nhóm địa phƣơng nhƣ vậy, mà chỉ còn lại một số ngành Êđê chính: Kpă, Krung, Ktul, Blơ,...” [81, tr.11]. Sự phân biệt các nhóm Êđê thƣờng “chỉ dựa vào một vài đặc trƣng về khu vực cƣ trú, về sinh hoạt văn hóa - vật chất hay văn hóa - tinh thần cũng nhƣ sự khác nhau ở một số từ trong vốn từ vựng tiếng địa phƣơng của mình” [81, tr.11]

Về tổ chức xã hội, Êđê là một xã hội mẫu hệ, mang tính chất tự quản cao. Mọi

quy tắc ứng xử trong cộng đồng xã hội, trong gia đình đều tuân theo một hệ thống luật tục lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Ngƣời đứng đầu gia đình là khua sang (chủ nhà). Đó là ngƣời đàn bà cao tuổi nhất, có uy tín nhất lãnh nhiệm vụ trông coi tài sản, điều hành sản xuất, gắn bó quan hệ giữa mọi thành viên trong gia đình. Chồng của ngƣời đàn bà chủ nhà có quyền đƣợc thay mặt vợ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ ngoài xã hội, nhƣng quyền quyết định vẫn thuộc về khua sang.

Trong một bn có thể có nhiều dịng họ khác nhau nhƣng tất cả các họ đều xuất phát từ hai dòng họ gốc là Niê hoặc Mlơ, từ đó mà chia ra nhiều họ nhánh nữa, nhƣ:

Ayu\n, Êban, Mlô Duôn Du, Mlô Duôn Dao, Kbuôr, Niê Kdam,... Hôn nhân chỉ

đƣợc thực hiện giữa hai dịng Mlơ và Niê. Họ cho rằng chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo sự phồn thịnh và trƣờng tồn của các dịng họ. Trong hơn nhân, nếu ngƣời của dòng họ nào chẳng may qua đời trƣớc, dịng họ đó phải tìm một ngƣời khác để tiếp tục nối sợi dây hôn nhân (tục ]uê nuê). Trong tổ chức tự quản xã hội của ngƣời Êđê, hai nhân vật có vị trí nổi bật là chủ bến nƣớc (pô pin êa) và ngƣời chủ đất (pô lăn) tức ngƣời trơng coi đất đai và báu vật của dịng họ.

Ngƣời Êđê có những nét văn hóa độc đáo, với những nhà sàn dài, tục nối dây, những sử thi (khan) nổi tiếng, trong đó có Khan Dam Săn, Khan Dam Kteh Mlan. Đây cũng là dân tộc có những nhạc cụ cổ truyền nổi tiếng nhƣ kni, đing năm, kông ]ing.. Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa Liên hợp quốc (Unesco) đã

cơng nhận “khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” tức là cơng nhận hình thức và môi trƣờng diễn xƣớng cồng chiêng (khơng gian văn hóa) trên các phƣơng diện: các bản nhạc đƣợc tấu bằng cồng chiêng, những đối tƣợng chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó. Ngƣời Êđê cũng là chủ nhân của đối tƣợng đƣợc đề cập đến trong luận án này: Luật tục Êđê (Klei duê klei bhiăn kđi), gọi tắt là klei bhiăn.

Về tín ngưỡng, ngƣời Êđê theo tín ngƣỡng đa thần “vạn vật hữu linh” - mọi

vật đều có linh hồn nên trong sinh hoạt chung của bn làng Êđê, các hoạt động tín ngƣỡng, lễ nghi chiếm vai trò hết sức quan trọng. Theo quan niệm của đồng bào ở đây, mọi hiện tƣợng tự nhiên, đất đai, sông núi, cỏ cây và các đồ vật do con ngƣời tạo ra đều có yang - thần (thần núi - yang ]ư, thần sông - yang krông, thần nƣớc -

yang êa, thần chiêng - yang ]ing,…). Quan niệm về yang phản ánh một thực tế

rằng, trong tƣ duy của con ngƣời bản địa, khơng có một cái gì trong thế giới tự nhiên này là vô tri, vô giác. Quan điểm “đa thần”, quan niệm “vạn vật hữu linh” xuất hiện trên cơ sở tâm lí đó, chi phối tất cả mọi phƣơng diện của đời sống xã hội trong một mơi trƣờng khép kín kéo dài hàng trăm, tạo nên bản sắc văn hóa đậm nét

của tộc ngƣời này.

Về ngôn ngữ, tiếng Êđê là ngôn ngữ của dân tộc Êđê. Tiếng Êđê đƣợc gọi

chung là Klei Êđê (tiếng - nói - Êđê). Tiếng nói của ngƣời Êđê thuộc dịng ngơn ngữ Malayo - Polynesia (ngữ hệ Nam Đảo). Đồn Văn Phúc cho rằng “tuy có nguồn gốc cổ xƣa với các ngôn ngữ Nam Đảo, song các ngơn ngữ nhóm Chăm (trong đó có tiếng Êđê) đã biến đổi theo một xu hƣớng khác do sự tiếp xúc với các ngơn ngữ ở lục địa Đơng Nam Á. Đó là xu hƣớng đơn tiết hóa. Chính xu hƣớng này đã làm cho tiếng Êđê ngày càng tiến dần tới các ngơn ngữ đơn tiết triệt để. Trong q trình biến đổi, tiếng Êđê đã trải qua những biến động về ngữ âm, hình thái mà ở một số thổ ngữ, phƣơng ngữ của ngôn ngữ này còn lƣu giữ những dấu vết của quá trình ấy” [81, tr.14]

Về phƣơng diện loại hình, tiếng Êđê là một ngơn ngữ đơn lập. Đối với các ngôn ngữ thuộc loại hình này, phƣơng thức chủ yếu để biểu thị các quan hệ ngữ pháp là trật tự từ và hƣ từ. Phƣơng thức cấu tạo từ bằng phụ tố chỉ còn là dấu vết và ít có khả năng phái sinh tạo từ mới. Phƣơng thức láy và ghép có xu hƣớng phát triển, “phƣơng thức ghép và phƣơng thức láy đã tạo nên ngày càng nhiều từ đa tiết bên cạnh những từ đơn tiết trong tiếng Êđê, và hình thành xu hƣớng đa tiết hóa trái ngƣợc với xu hƣớng đơn tiết hóa trƣớc đây” [81, tr.16].

Chữ viết Êđê hiện nay là bộ chữ viết ghi bằng mẫu tự La tinh, là bộ chữ viết ghi âm (ghi âm tố). Chữ viết này ra đời từ những thập niên đầu của thế kỷ XX. Nhằm mục đích dịch kinh thánh sang tiếng Êđê để truyền giáo, một số nhà truyền giáo châu Âu (cịn có sự tham gia của một số tri thức ngƣời Êđê nhƣ Y Ut Niê, Y Ju\t Hwing) đã kết hợp các con chữ La tinh để tạo nên nó.

Năm 1935, Tồn quyền Đơng Dƣơng đã ra Nghị định cơng nhận bộ chữ viết này, cho phép nó đƣợc sử dụng trong đời sống. Đây là một hệ thống chữ viết dựa trên sự nghiên cứu khá tỉ mỉ hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này. Đến nay, chữ viết Êđê chính thức đƣợc sử dụng hơn 80 năm. Trải qua thời gian, bộ chữ viết này khơng có những thay đổi lớn cho dù cũng đã có một vài thay đổi nhất định trong cách ghi một số âm nhằm đơn giản hơn để đáp ứng nhu cầu in ấn và xuất bản sách vở, tài liệu tiếng Êđê.

Trong luận án này, các ví dụ tiếng Êđê đƣợc ghi bằng chữ Êđê.

1.2.2.2. Khái quát về luật tục Êđê

a. Hoàn cảnh ra đời của luật tục Êđê

Xã hội Êđê cổ truyền hình thành và phát triển trong một khơng gian khép kín với sự chi phối của nhiều mối quan hệ phức tạp; con ngƣời nơi đây luôn phải đối diện với nhiều vấn đề của đời sống trong giới hạn của một không gian nhỏ bé và khả năng nhận thức hạn chế. Đó chính là ngun nhân thúc đẩy sự ra đời luật tục Êđê (Tập quán pháp). Tập quán pháp ra đời nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành vi và điều chỉnh các mối quan hệ, xây dựng và hoàn thiện dần thiết chế xã hội.

Luật tục Êđê đƣợc ngƣời Êđê gọi là Klei bhiăn kđi, tồn tại dƣới hình thức

truyền khẩu, đƣợc mọi thành viên trong cộng đồng chấp nhận và thực hiện một cách tự giác. Xã hội Tây Nguyên cổ truyền vận hành theo hệ quy chiếu của luật tục, pô phat kđi (ngƣời xử tội) là ngƣời trực tiếp dùng luật tục để xét xử các vụ việc.

Nhƣ vậy, luật tục Êđê đƣợc hình thành từ chính cộng đồng ngƣời Êđê, phát triển và lƣu truyền qua quá trình lịch sử lâu dài. Sự ra đời luật tục đã phản ánh nhu cầu tất yếu của ngƣời Êđê: cần một cơ chế văn hóa pháp lí đề quản lí, phối hợp và điều chỉnh những mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều đó cho thấy, việc sử dụng nguyên tắc của hình thức pháp luật sơ khai với những quan niệm về tín ngƣỡng đã đƣợc kết hợp để giải quyết xung đột xã hội.

b. Hình thức, nội dung của luật tục Êđê

Luật tục Êđê đƣợc sắp xếp dƣới hình thức chƣơng mục theo mơ hình cấu trúc của một bộ luật hiện đại do ngƣời sƣu tầm biên soạn. Nội dung của luật tục Êđê đƣợc sắp xếp theo từng mảng chủ đề, tƣơng ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (236 điều khoản đƣợc sắp xếp thành 11 chủ đề tƣơng ứng với 11 chƣơng). Cụ thể là: chƣơng 1, Mta Êlâo - Những quy định chung (23 điều); chƣơng 2, Klei nga\ soh ho\ng khua - Về các tội xúc phạm đến ngƣời đứng đầu buôn làng (33 điều); chƣơng 3, Klei khua nga\ soh - Về các tội của ngƣời đứng đầu buôn làng (11 điều); chƣơng 4, Klei nga\ soh ho\ng jih [uôn sang - Về các vi phạm lợi ích cộng

Klei ami\ ama ho\ng anak - Về quan hệ cha mẹ - con cái (6 điều); chƣơng 7, Klei êkei mniê soh đih hrăm - Về tội gian dâm (11 điều); chƣơng 8, Klei soh pro\ng - Về các

trọng tội (21điều); chƣơng 9, Do\ ngăn kdrăp - Về tài sản (38 điều); chƣơng 10, Klei

êmô kbao bi soh ho\ng klei arăng nga\ bi soh ho\ng êmơ kbao - Về trâu bị gây thiệt

hại cho ngƣời ta và về trâu bò bị ngƣời ta làm thiệt hại (10 điều); chƣơng 11, Klei

lăn ho\ng pô lăn - Về đất đai và ngƣời chủ đất (8 điều).

Về ngôn ngữ, luật tục Êđê đƣợc thể hiện dưới dạng văn vần độc đáo, hình

thức này đã tạo ra sự thuận lợi trong việc lƣu truyền văn bản truyền khẩu này. Ngƣời Êđê gọi thể loại này là klei duê, klei duê tạo ra lối nói có vần điệu, đối ứng rất dễ nhớ, dễ thuộc. Trong q trình xử kiện, pơ phat kđi sử dụng klei duê để gây ấn tƣợng và dễ đi vào lòng ngƣời. Câu klei duê nhịp nhàng, cân đối, rất thuận tai, nhờ vậy, những triết lí dễ dàng thuyết phục ngƣời nghe. Hình thức klei duê phổ biến trong văn chƣơng truyền miệng nhƣ khan, tục ngữ, dân ca, câu đố và luật tục. Nó làm cho ngôn ngữ của luật tục gần gũi với thi ca và tạo nên hình thức ngơn ngữ đặc biệt. “Ngơn ngữ của luật tục là loại văn vần, đó là hình thức chuyển tiếp giữa khẩu ngữ hằng ngày với ngơn ngữ thơ ca. Hình thức ấy làm cho ngƣời nghe dễ nhớ, dễ lƣu truyền để làm theo. Trong giao tiếp hằng ngày, khi gặp một tình huống nào đó phải lựa chọn, ngƣời ta thƣờng nhớ đến những câu luật tục có quan hệ và những câu ấy liền đƣợc kể ra nhƣ một định hƣớng cho hành vi ứng xử khỏi chệch ra ngoài luật tục. Còn những ngƣời xử kiện, họ ln thuộc lịng luật tục để khi phán xét có thể dẫn ra từng câu, từng đoạn thích hợp để phân tích phải trái, để khuyên bảo luận tội và buộc tội một cách logic”. Đỗ Hồng Kỳ cũng nhấn mạnh ƣu điểm hình thức ngơn ngữ này của luật tục Êđê: “trong thực tế, nội dung các điều khoản của luật tục vốn khô khan nhƣng đƣợc diễn đạt theo cách nói của duê đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc bảo vệ thuần phong mĩ tục của cộng đồng” [59, tr.95].

Ngô Đức Thịnh cho rằng klei duê là một hình thức ngơn từ đã đƣợc phát

triển lên từ khẩu ngữ hằng ngày với cách nói ví von, so sánh, cụ thể, lặp đi lặp lại, ƣa thích dùng ngoa ngữ để khẳng định điều muốn nói. Chính vì thế, klei d trong luật tục Êđê cũng nhƣ các loại thể khác của văn chƣơng truyền miệng Êđê rất gần gũi nhau. Tuy nhiên, ơng cũng giải thích rằng, bởi luật tục là sản phẩm văn vần do

cộng đồng sáng tạo, là một biểu hiện của văn hóa thơng tin nên so với khẩu ngữ thì luật tục “hồn thiện hơn, chặt chẽ hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, khả năng truyền thụ nhạy bén hơn, ngƣng đọng hơn, ấn tƣợng hơn” [103, tr. 35].

Nhƣ vậy, ngôn ngữ của luật tục là lời ăn tiếng nói đƣợc chọn lọc của dân gian, gần với các hình thức ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, … Đó là phƣơng tiện giúp con ngƣời nhận thức cuộc sống, ngôn ngữ đã đƣợc chắt lọc tinh túy, chứa đầy tri thức và kinh nghiệm dân gian, “chất thơ trong sự biểu đạt là điều thƣờng thấy trong luật tục Tây Nguyên, nhất là luật tục Êđê” [59, tr.83].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)