Thống kê tác tử lập luận trong luật tục Êđê

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 67 - 74)

Stt Tác tử tiếng Êđê Nghĩa Số lần

xuất hiện

1 si, mse\, mse\ si nhƣ, nhƣ là, chẳng khác nào 159

2 lo\ lại, nữa 146

3 amâo, deh

không hề, chẳng hề, hề …gì, chẳng phải là, đâu phải là, không từng, không phải là … (mà), chƣa hề, cũng không

121

4 jih, djap ra ênao mọi thứ, hết, hết cả, kỳ hết, hết thảy, tất cả

mọi thứ 92 5 leh đã, rồi 79 6 ti cả, hơn cả 65 7 khăng, khăng… khăng thƣờng, thƣờng… thƣờng, hay, hễ 51 8 gơ\ chính, vốn 42 9 s’ai\ đều, cũng 39

10 tơl đến, đến nỗi, đến mức, thậm chí, quá hơn

nữa, tận 28

11 du\m, du\m… du\m, jih … du\m,

những, bao nhiêu, bao nhiêu… bấy nhiêu, từ

… đến/cho đến, chừng nào … chừng nấy 21

12 mơh cứ, ngay,mà 19

13 ăt vẫn, cũng 13

14 mdu\m, mđơr; hi\n,

mda bằng; hơn, kém 12

15 mdê … mdê nào … ấy/nấy 10

16 kno\ng, sa chỉ, chỉ duy nhất 8

17 hlo\ng,

hlo\ng … hlo\ng luôn, luôn luôn, hễ … là 5

18 êjai … êjai vừa … vừa 2

2.2.1.2. Đặc điểm và chức năng của tác tử lập luận trong luật tục Êđê a. Đặc điểm của tác tử lập luận trong luật tục Êđê

a1. Nhóm tác tử ở dạng đơn

Nhóm tác tử này gồm các từ (thƣờng là trợ từ, kết từ, phụ từ) hoặc cụm từ xuất hiện trong nhiều lập luận ở từng điều khoản của luật tục Êđê. Các tác tử đƣợc dùng phổ biến là: si (như), mse\ (giống như), mse\ si (giống như, chẳng khác nào),

lo\ (lại, nữa), amâo (khơng hề, chẳng hề, hề … gì, chẳng phải là, đâu phải là), ti

(cả), khăng (thường), tơl (đến nỗi, thậm chí), s’ai\ (đều), …

Tác tử nhóm đơn trong lập luận của luật tục Êđê có vị trí khá linh hoạt, có thể đứng đầu câu, trong câu hoặc cuối câu. Nhóm tác tử này đánh dấu việc nhấn mạnh cho thành phần đứng cạnh nó, tập trung sự chú ý của ngƣời nghe, ngƣời đọc vào thông tin miêu tả nào đó. Vì vậy, các tác tử ở dạng cấu tạo đơn thƣờng xuất hiện gần thành phần định hƣớng nghĩa cho kết luận và chính nó tác động trực tiếp lên thông tin của phát ngôn để tạo ra hiệu lực lập luận cho luận cứ. Ví dụ:

(19) Anei le\, `u ngă si plum ke\ dua nah, êtah ke\ dua b^t; êlan bh^t `u êbat

mơh; êlan [u` `u êbat mơh [đk 192, tr.196] (Thế mà bây giờ hắn như con vắt hút

cả hai miệng, con đỉa cắn cả hai đầu, đường mòn trong rừng hắn đi, đường thênh thang ngoài bãi hắn cũng đi).

Để tạo khắc họa chân thực về đối tƣợng phạm tội, luật tục đã sử dụng cấu trúc so sánh với tác tử “si” (như), tác tử này đứng trƣớc các cụm chủ vị (si plum ke\

dua nah, êtah ke\ dua b^t), tạo ra quan hệ liên tưởng tương đồng, định hướng cụ thể

cho người nghe về bản chất của đối tượng: đối tượng lợi dụng lòng tin của người dân để bịn rút của cải của người bệnh.

a2. Nhóm tác tử ở dạng khuôn

Nhiều lập luận trong các điều khoản của luật tục Êđê có tác tử xuất hiện theo từng cặp đối ứng nhƣ: du\m… du\m (bao nhiêu… bấy nhiêu), jih … du\m (từ … đến,

từ… cho đến những…), hlo\ng … hlo\ng (luôn … luôn) êjai … êjai (vừa … vừa), mdê … mdê (nào… ấy). Nhóm tác tử này thƣờng xuất hiện trong câu ghép, tƣơng

đƣơng với kiểu cấu trúc trong tiếng Việt, nhƣ: bao nhiêu A bấy nhiêu B, từ A đến/cho đến B, luôn A luôn B, vừa A vừa B, A nào B ấy/nấy… Ví dụ:

(20) Cặp tác tử du\m … du\m (bao nhiêu … bấy nhiêu, chừng nào … chừng ấy) trong lập luận sau tạo thành cặp đối ứng: Tơ dah mnuih djiu ruam, duam suaih, tlaih

ti a`uê abăn, du\m liê mnơ\ng arăng, `u lo\ bi hnô brei du\m anăn [đk 71, tr.278] (Nếu

người bệnh rốt cuộc lành được bệnh, thốt khỏi chăn chiếu, thì hắn phải trả đủ những gì người ta đã chi để chạy chữa cho người bệnh); hoặc cặp tác tử: mdê… mdê (nào … ấy): (21) mdê cư\ mdê bi co\ng, mdê mdro\ng mdê bi [uôn [đk 29, tr.250] (Hắn không chịu thừa nhận núi nào thì ngọn ấy, làng nào thì tù trưởng ấy).

Đối với những lập luận sử dụng kiểu câu với cấu trúc nhƣ trên thì cần thiết phải có các tác tử xuất hiện. Các cặp tác tử này tham gia trực tiếp vào cấu trúc của các câu ghép đẳng lập hoặc chính phụ. Các luận cứ chứa các cặp tác tử ấy đều có đặc tính đồng hướng lập luận, đều là luận cứ tăng cƣờng, bổ sung. Việc sử dụng các tác tử nói trên nhằm định hƣớng nghĩa để hƣớng đến kết luận một cách thuyết phục. Mặt khác, nó giúp biểu thị thái độ đánh giá của chủ thể phát ngôn đối với đối tƣợng hoặc sự việc đƣợc nhắc đến trong câu. Nghĩa là, các cặp tác tử là yếu tố quan trọng hình thành các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của phát ngôn.

b. Chức năng của tác tử lập luận trong luật tục Êđê

b1. Khả năng tăng cường hiệu lực lập luận cho luận cứ

(i) Khi cần nhấn mạnh nội dung hoặc tăng cƣờng luận cứ, lập luận trong luật tục Êđê thƣờng sử dụng những tác tử nhƣ: lo\ (lại, nữa), leh (đã), s’a^ (đều), khăng

(thường), gơ\ (chính, vốn), ăt (vẫn, cũng), mơh (cứ, ngay, mà), êjai … êjai (vừa …

vừa), … Ví dụ:

(22) ~u duah koh msuăt, `u duah wăt pliê, `u duah mdjiê m\că mcưm

(p1). Anăn ung jỗ [uah, sah mdro\ng đru ăl kơ `u s’a^ anăn (p2). Anăn kthu\l `u,

mâo kđi arăng kơ `u pro\ng (r) [đk 45, tr. 261] (Chúng chém giết bất kể, vô cớ hại cả người tù trưởng nhà giàu (p1). Chúng bị các ông chồng đều chê, các bà vợ đều

trách, các tù trưởng nhà giàu ai ai cũng căm giận chúng (p2). Chúng là những kẻ có tội rất lớn, phải đưa chúng ra xét xử thật nghiêm khắc (r)).

S’a^ là phụ từ có nghĩa là “đều”, “cũng”, thƣờng đứng sau động từ, tƣơng đƣơng với nghĩa cả, đều, cũng ở bản dịch tiếng Việt. Tác tử này xuất hiện trong các luận cứ đồng hƣớng lập luận (luận cứ tăng cƣờng, bổ sung). Ngƣời nói tập trung

khắc họa hành vi của kẻ phạm tội (vô cớ hại cả người tù trưởng nhà giàu); biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ phạm tội nặng, phạm vi không hạn chế sự việc, đánh giá sự bất chấp, vô lối của những kẻ gây rối với làng ngƣời khác. S’ai\ (với nghĩa đều, cũng) biểu thị sự đồng nhất về hoạt động, trạng thái, tình cảm của nhiều đối tƣợng

khác nhau (các ông chồng chê, các bà vợ trách, các tù trưởng nhà giàu căm ghét); tạo ra hƣớng lập luận để đi đến kết tội ở kết luận.

(ii) Tác tử lập luận có thể xuất hiện để biểu thị về mức độ, thƣờng là khẳng định tính lặp lại về hành vi phạm tội của đối tƣợng. Ví dụ:

(23) Nao kơ djuh wơr djă êa, nao kơ hma wơr djă wăng kngă, `u mnuih khăng duah ngă, khăng duah rơ|ng plă pliê [đk 6, tr.238] (Đi củi hắn quên đem

theo nước. Đi rẫy hắn quên đem theo niết, chà gạc. Hắn là kẻ thường làm thường hứa lung tung). Cặp tác tử khăng … khăng (thƣờng … thƣờng) diễn tả biểu hiện

lặp lại mang tính phổ biến của kẻ vi phạm lời cam kết (thường làm, thường hứa

lung tung).

(iii) Tác tử lập luận còn biểu hiện thái độ đánh giá về đối tƣợng: (24) ~u ]ăm tơl mtuh êrah m]ah asăr, tơl êrah kma ang^, ph^ kma adiê. ~u [uh mơh hbei hlăm [ăng leh mtru\n, hbei kur kru\, mniê ju\ kuôp ksâo, mâo leh tian pro\ng. ~u ]ăm gơ\ tơl djiê anak điêt, êwiêt anak ^ [đk 170, tr. 341] (Hắn đánh người ta cho đến đổ máu, nát xương, máu và mật phọt lên tận trời. Chính mắt hắn đã thấy người

tớ gái của hắn đã có củ khoai đâm sâu vào đất, có củ lang thịi ra mặt đất, đầu vú đã thâm đen, bụng đã to rồi. Vậy mà hắn đánh người ta cho đến cái thai trong bụng đã chết, cái bào thai đã ngừng đập).

(iv) Các cặp tác tử xuất hiện để khẳng định một hiện tƣợng nào đó đã đƣợc khái quát thành quy luật: (25) ~u du` hlo\ng tle|, le| hlo\ng mdăp. Mnuih sa amâo

tlâo, mnuih tlâo amâo [uh, mnuih êtuh êbâo amâo hmư\. Anăn `u ma\ hwang ]huang hwăt, mmăt mlam `u duah tle\ [đk 209, tr.364] (Hắn nhặt được là lấy

luôn, hễ thấy của rơi là đem đi giấu ngay không để một ai biết, vài ba người cũng

khơng biết, trăm nghìn người cũng khơng nghe. Hắn dị la mò mẫm, lừa lúc đêm

Tác tử hlo\ng … hlo\ng (luôn … luôn, hễ … là) xuất hiện trong cụm hlo\ng tle\, le\ hlo\ng mdăp (hễ thấy của rơi là giấu ngay) nhằm khẳng định nhƣ một sự

việc có tính quy luật, hành vi của hắn thuộc về bản chất khó thay đổi.

(v) Tác tử xuất hiện còn để thể hiện sự so sánh về mặt phẩm chất: (26)

K[ông `u [ai si krang, [ăng êgei ]hang si lip, mniê amâo lo\ dưi djip k]^ng [đk 37, tr. 255] (Mồm mụ ta ngoác ra như miệng cái nơm, mồm mụ ra ngoác ra như

miệng cái nong. Mụ ta quả là một mụ đàn bà khơng cịn uốn nắn được).

(vi) Khi các sự việc đƣợc liệt kê một cách dồn dập hoặc ngƣời nói muốn bộc lộ thái độ đánh giá rõ ràng về đối tƣợng, lập luận trong luật tục Êđê đã sử dụng các tác tử nhƣ: ti (cả), khăng (thường), tơl (đến nỗi, thậm chí), mtam (tận). Ví dụ: (27)

~u khăng lăng ti êmông, khăng dlông ti yang, khăng wă kang sah mdro|ng (Hắn

thường thách cả cọp, đòi cao hơn cả thần linh, chống lại cả lời của người tù

trưởng) [đk 1, tr.235].

(vii) Tác tử lập luận trong luật tục Êđê xuất hiện phổ biến trong cả luận cứ và kết luận, nhiều nhất vẫn là tác tử trong luận cứ, bởi các điều khoản của luật tục Êđê là một quá trình luận tội để đi đến kết tội, lí lẽ đƣợc sử dụng phong phú, do vậy, số lƣợng luận cứ lớn thì cũng kéo theo một số lƣợng tác tử lớn đƣợc sử dụng trong các luận cứ ấy, nhất là những khi họ cần bày tỏ thái độ đánh giá thơng qua cách trình bày hệ thống lí lẽ và dẫn chứng trong một điều khoản cụ thể.

b2. Khả năng định hướng nghĩa cho lập luận

Khi ngƣời nói sử dụng tác tử trong câu, họ hƣớng đến việc khẳng định một cách chắc chắn về lí lẽ, tạo cho lập luận có định hƣớng rất rõ ràng; tránh việc cá nhân nào đó có những phản hồi hoặc suy đốn khơng cần thiết. Hệ thống tác tử trong lập luận của luật tục Êđê mang lại khả năng định hƣớng nghĩa cho lập luận.

(i) Các tác tử: lo\ (lại, nữa), leh (đã), s’ai\ (đều, cũng), si/mse\/mse\ si (như,

như là), tơl (đến, đến nỗi), khăng (thường), mdê … mdê (nào ... ấy), … thƣờng xuất hiện trong các lập luận đồng hƣớng, các luận cứ hƣớng tới kết luận. Ví dụ:

(28) Mse\ si `u kă ho\ng kuôt, ruôt ho\ng klei, mse\ si `u brei mta kju đao. Klei

mrâo yâo gô, mse\ si ]ar hlô mnơ\ng `u nao mđih [đk 170, tr.341] (Hắn đã đánh

dây thừng treo cổ người ta, khác nào hắn đã đâm chém người ta bằng đao bằng giáo).

(ii) Tác tử amâo (không hề, đâu hề, đâu phải là) là tác tử tạo ra đặc tính nghịch hƣớng cho lập luận. Thông thƣờng, khi sử dụng tác tử mang tính nghịch hƣớng này, ngƣời nói đã tạo ra sự đối lập giữa các thuộc tính, tính chất của đối tƣợng, nêu ra sự vi phạm lẽ phải, hoặc nguyên tắc đạo đức thuộc về phong tục tập qn nào đó của cộng đồng. Ví dụ:

(29) Mơ\ng knuê `u la] amâo lo\ mâo dôk sa ]ô êkei, sa drei mniê. Ară anei

h^n le\, lo\ mâo dôk he\ mnuih dôk hlăm kmrơ\ng, dơ\ng hlăm hjiê, dôk sa mniê sa êkei. K[ông `u mdăp asăp `u bi hgăm [đk 58, tr.269] (Trước đây, ơng ta nói đã

khai hết, khơng hề sót một ai, dù là đàn ông, con trai hay đàn bà, con gái. Thế mà giờ đây, người ta còn thấy trong rừng, trong chịi rẫy, nào đàn ơng, nào đàn bà. Như vậy, miệng của ông ta đã bưng bít, lời khai của ơng ta đã giấu giếm).

b3. Khả năng đảo hướng lập luận

Khi cần đảo hƣớng lập luận, luật tục Êđê sử dụng các tác tử: amâo (không phải

là), deh (đâu, đâu phải)… Ví dụ:

(30) Amâo djo\ knu\t ]iăng ]u\t, knhang ]iăng ghang; yang bi duah klei.

Nga\ gơ\ mnu\ng ]iăng biêng deh, giê mniêng ]iăng brei deh, ayo\ng adei ga\ gơ\ ]iăng mdjiê deh… Anei koh ma\ yơ\, kriă man tu\ [đk 166, tr. 339] (Không phải cái

que xâu muốn xâu, cái que xiên muốn xiên mà đây là chuyện trời muốn sinh sự.

Hắn ta (người phạm tội) đâu có phải như cành mnũng sẵn sàng đánh người (đi

qua), như dây mniêng sẵn sàng đánh vào người (đi qua). Hắn ta đâu có phải là

người muốn giết người anh em của mình… Như vậy, đây đâu có phải là hắn ta đã có chủ tâm, chủ ý đến việc giết người mà hắn ta buộc phải bồi thường).

Amâo (không phải) trong lập luận trên là từ phủ định đứng ở đầu câu, có tác

dụng định hƣớng bào chữa cho tội vô ý giết ngƣời của đối tƣợng, điều này đƣợc nhấn mạnh trong vế yang bi duah klei (trời muốn sinh sự hàm ý đối tƣợng không chủ tâm giết ngƣời). Cũng với nghĩa phủ định, deh (đâu, đâu phải) đƣợc xem là tác tử đảo hƣớng lập luận. Thông thƣờng, deh vốn là một trợ từ có ý nhấn mạnh (à, ƣ, hả), đứng ở cuối câu, deh trong ngữ cảnh này có vai trị nhƣ một tác tử, với ý phủ

định để khẳng định sự vô ý ngộ sát của hắn ta, tác tử này đứng sau các động từ. Sự kết hợp các cụm tác tử trong ngữ đoạn trên khơng chỉ có tác dụng nhấn mạnh mà quan trọng hơn là chúng đảo hƣớng lập luận nhằm đƣa ra lí lẽ thuyết phục nhƣ một tình tiết để giảm nhẹ tội cho ngƣời bị đƣa ra xét xử, kiểu lập luận này có mơ hình là:

(amâo) p1 -r , p2 r , p3(deh) -r (Mơ hình tiếng Việt tƣơng đƣơng: (khơng phải là) p1 -r , (mà đây là) p2 r , (đâu có phải là) p3 -r).

Ngồi ra, các tác tử phủ định này cịn có khả năng bác bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tƣợng đƣợc nêu trong luận cứ. Ví dụ:

(31) Khua amâo `u ktleh; hđeh amâo `u bi mha], amâo `u la] yăl…Anăn

mâo kđi arăng [đk 186, tr. 352] (Họ chẳng hỏi ý kiến người già, cũng không hỏi ý

kiến người trẻ. Họ mua sắm cái gì chẳng hề nói cho ai hay… Vì vậy, phải đưa họ ra xét xử).

Trƣờng hợp này, ngƣời nói đã sử dụng lặp lại nhiều lần tác tử phủ định amâo (không, không hề, chẳng hề) để khẳng định cao về ý phủ định trong phát ngôn, khẳng định về việc đối tƣợng đã vi phạm điều luật về mua bán: mua bán không biết cân nhắc, tham khảo các ý kiến chính đáng theo quy định của luật tục đã đề ra.

b4. Khả năng hạn định phạm vi đối tượng được nêu trong luận cứ

Khi cần hạn định mức độ, số lƣợng, phạm vi của đối tƣợng hoặc để biểu thị nghĩa ít ỏi, hạn chế, khơng có gì khác ngồi điều được nói đến, thấp, hiếm thì lập luận trong luật tục Êđê sử dụng các tác tử nhƣ: kno\ng (chỉ, chỉ duy nhất) hoặc lâm thời dùng số từ dạng số ít (sa: một) để biểu thị phạm vi đƣợc hạn định hay chỉ sự ít ỏi (khơng có gì, khơng có thêm ai khác), trƣờng hợp này thì sa cũng có tƣ cách nhƣ một tác tử nhấn mạnh. Ví dụ:

(32) Anăn khăng duah blu\ [ruk si đrao mcah, huah si drang hdăng; si ]iăng,

si duah blu\. Kơ yu\ bai go\, kơ ngo\ bai kpiêl, kwiêl sa ung sa mô|. Kơ dlông êdah ktu\, kơ gu\ êdah eh u\n, đih ku\n kuê sa ung sa mô\. Pưk kba hma alah, jah druôm amâo kriăng. Anăn êklei khăng duah blu\ pliê, mniê khăng duah blu\ m]ưm, duah bi dưm klei arăng. Anăn kđi mâo [đk 20, tr.245] (Nghe hắn nói cứ như nghe nứa nổ lốp bốp

(khi cháy rừng), như nghe phượng hồng đất oang ốc gọi nhau (p1). (Nhà hắn), ở

người thì chỉ) chơ vơ một vợ, một chồng (p2). Nhìn lên trên các cây quá giang thì chỉ thấy có trời sao, nhìn xuống dưới các cây xà ngang thì chỉ thấy có cứt lợn (trong nhà)

chỉ thấy có một vợ, một chồng chèo queo nằm ngủ (p3). Hắn vốn là kẻ lười biếng, chịi

khơng làm, rẫy không phát, không siêng năng trong việc rẫy, việc nhà (p4). Vì vậy, hắn là thằng đàn ơng nói bậy bạ, là con đàn bà hay nói lăng nhăng, hắn hay gây chuyện với người ta (p5). Như vậy là có việc phải đưa ra xét xử (r)).

Tác tử si (giống, giống như) dùng để so sánh, đối chiếu các sự vật, tác tử này xuất hiện để định hƣớng rõ hành vi của kẻ lừa đảo. Ở cụm kwiêl sa ung sa mô\ (chỉ có một vợ một chồng) thì sa vốn là danh từ chỉ số đếm (số một) nhƣng trong trƣờng hợp này sa đƣợc lặp lại sa… sa nhằm định hƣớng lập luận ít ỏi (một, duy nhất), tạo ra hàm ý sự hạn chế về các mối quan hệ trong cộng đồng của đối tƣợng, do vậy, lúc này sa tƣơng đƣơng với tác tử chỉ.

Từ những phân tích trên, có thể khái qt chức năng của các tác tử trong lập luận của luật tục Êđê qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)