Từ ngữ chỉ thực vật trong lập luận của luật tục Êđê

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 110 - 118)

STT Từ ngữ Nghĩa Số lƣợng Tỉ lệ %

1 hra cây sung 58 10.4

2 mdiê cây lúa 41 7.5

3 mnu\t cây đa 36 6.5

4 hlang cỏ tranh 27 4.9

5 êya cây gừng 27 4.9

6 alê cây le 24 4.3

7 ktơr cây ngô 20 3.6

8 juê một loại chuối rừng 20 3.6

9 hbei khoai 20 3.6

10 tro\ng quả cà 19 3.4

11 êngai một loại chuối rừng 18 3.3

12 kmu\n dƣa leo 15 2.7

13 mnga hoa (nói chung) 15 2.7

14 đrao nứa 12 2.2

15 plei bí đỏ 12 2.2

16 mtei một loại chuối 11 2

STT Từ ngữ Nghĩa Số lƣợng Tỉ lệ %

18 klông cây dầu lông 10 1.8

19 tu\ng cây tung 9 1.6

20 mbô cỏ sậy 9 1.6

21 kdjar một loại cây thân gỗ 9 1.6

22 [lang cây gạo 8 1.4

23 ktơng một loại cây thân gỗ 8 1.4

24 kbâo cây mía 8 1.4

25 êbua cây môn 7 1.3

26 ktu cây ktu 7 1.3

27 êjung cây mắt mèo 6 1.1

28 mmao nấm 6 1.1

29 brang cây làm dây thừng 6 1.1

30 ênăm cây ngải cứu 6 1.1

31 ktu\ng cây ktung 5 0.9

32 amrê\] quả ớt 5 0.9

33 rơ\k cỏ 5 0.9

34 kpaih cây bơng gịn 5 0.9

35 mniêng một loại cây thân leo 5 0.9

36 kiu xoài rừng 4 0.7

37 kwăn cây dƣơng xỉ 4 0.7

38 aroh một loại cây thân cỏ 4 0.7

39 trang cỏ lau 3 0.5

40 boh êpang quả pang đắng 3 0.5

41 kpang cây kpang 3 0.5

42 êhăng cây trầu 3 0.5

43 đio\ lúa nếp 2 0.4

44 ]iêt cỏ dại 2 0.4

45 êbu\ng măng 2 0.4

46 mnga tông mông cây thần thoại (tƣởng tƣợng) 2 0.4

47 kthih cây củ ấu 2 0.4

48 êsa một loại cây họ xoan 2 0.4

49 băl một loại rau rừng 2 0.4

50 k]ik cây cà chích 1 0.2

51 êrăng cây êrăng 1 0.2

52 giêt quả bầu 1 0.2

53 ruê cỏ gai 1 0.2

54 êbla một loại cây thân gỗ 1 0.2

55 knôk cây lúc lắc 1 0.2

Trong số những hình ảnh đƣợc sử dụng làm chất liệu cho lập luận, có những hình ảnh mang tính phổ biến nhƣ: mdiê (cây lúa), alê (cây tre), hra (cây sung), mnu\t (cây đa), kbâo (cây mía), ... nhƣng cũng có những loại thực vật mang tính đặc trƣng của vùng địa lí này: juê, êngai (các loại chuối rừng), m’ô (cây lồ ô), klông (cây dầu lông), tu\ng (cây tu\ng), mbô (cỏ sậy), [lang (cây gạo), êjung (cây mắt mèo), brang (cây dùng làm dây thừng), mniêng (một loại cây thân leo có mủ ngứa), kwăn (cây dƣơng xỉ), kpang (cây kpang), boh êpang (quả pang đắng, mọc trong rừng, có hình bầu dục), tơng mơng (cây mang tính thần thoại, do ngƣời Êđê tƣởng tƣợng), êrăng

(cây êrăng), k]ik (cây cà chích), ...

Kết quả thống kê cho thấy hệ thống từ ngữ chỉ thực vật đƣợc sử dụng trong lập luận của luật tục Êđê rất đa dạng (55 loại thực vật với 553 lần đƣợc sử dụng), bao gồm nhiều chủng loại, có loại là cây rừng (thân gỗ, thân cỏ, thân leo), có loại là những cây trồng hoặc cây dại (hoa, củ, quả) trong rừng đƣợc dùng làm thực phẩm hằng ngày cho đời sống của họ. Trong số đó, hình ảnh cây sung (hra), cây lúa

(mdiê), cây đa (mnu\t) có số lần xuất hiện nhiều nhất (các hình ảnh này xuất hiện

135 lần, chiếm 14.4 %). Đây cũng là những loại cây trồng mang tính biểu tƣợng về văn hóa trong tiềm thức của ngƣời Êđê.

Cây sung (hra) xuất hiện 58 lần (chiếm 10.4 %), cây đa (mnu\t) xuất hiện 36 lần (chiếm 3.6 %) là những biểu tƣợng văn hóa trong tiềm thức của ngƣời Êđê. Đây là những hình ảnh quen thuộc đối với bất cứ ngƣời Êđê nào. Trong luật tục, cây đa, cây sung là những hình tƣợng biểu trƣng cho ngƣời thủ lĩnh, ngƣời đứng đầu làng hoặc tƣợng trƣng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ví dụ:

(82) Tơ dah arăng amâo păn `u ti kn^k, mâo k]^k `u ti ko\, do\ đ^ng `u arăng amâo sua, arăng ba kơ `u mnu\t ko\ êa, hra ko\ [uôn, kơ pô dlăng [uôn sang (p). Mnu\t ko\ êa phat brei ênoh, kjoh brei giê, mdjiê brei kđi (r) [đk 3, tr.236]

(Nếu tóm được cổ hắn, túm được tóc hắn, lấy được cái ống điếu của hắn thì cứ dẫn

hắn đến cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, đến người trơng coi xóm làng. Cây đa đầu suối sẽ luận giá, bỏ que ghi giá, sự việc như vậy là được giải quyết).

Lập luận này có luận cứ nêu lên giả thiết về việc bắt đƣợc kẻ ăn cắp trong làng, kết luận nêu ra là hƣớng xử phạt: kẻ cắp phải đƣợc dẫn đến những ngƣời đứng đầu làng, để họ phân xử. Hình ảnh cây sung (hra), cây đa (mnu\t) là hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong cả luận cứ và kết luận, nhằm nhấn mạnh đến vai trị của ngƣời có vị thế trong làng, đó chính là trƣởng bn (khua [n). Khua [uôn là người đàn ông

điều hành công việc chung trong buôn, trách nhiệm của khua [uôn là trơng coi,

quản lí bn làng trong mọi lĩnh vực.

Cây sung (hra), cây đa (mnu\t) khơng chỉ là những hình ảnh quen thuộc trong khơng gian sinh tồn của ngƣời Êđê mà hai còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tâm linh của họ. Trong quan niệm của ngƣời Êđê, mọi cây cối đều là nơi trú ngụ của các yang (thần linh), các yang ln có khả năng can thiệp vào số phận của con ngƣời, đem lại cho họ sự bình yên và no đủ. Cây đa thƣờng đƣợc trồng ở đầu làng (nơi có thần cây đa ngự trị), cây sung thƣờng đƣợc trồng ở bến nƣớc (nơi có thần cây sung ngự trị). Đây là những chốn linh thiêng, ngƣời Êđê cho rằng phải tôn trọng thần cây đa và thần cây sung để các thần luôn bảo vệ và che chở cho dân làng.

Những hình ảnh tiêu biểu trong luật tục đƣợc sử dụng làm chất liệu xây dựng luận cứ hoặc kết luận cho lập luận thƣờng là những hình ảnh có ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống tinh thần của ngƣời Êđê. Lí do để cây sung (hra), cây đa (mnu\t) trở

thành biểu tượng cho người thủ lĩnh, tổ tiên, ông bà không chỉ bởi hầu như buôn làng Êđê nào cũng có cây đa ở đầu làng và cây sung ở bến nước mà cịn vì ý nghĩa tâm linh được gán cho cây đa và cây sung như đã phân tích ở trên. Do đó, hai loại cây này thường được viện dẫn trong lập luận để luận tội những tội danh như: tội xúc

phạm đến người đầu làng hoặc tội danh của người trưởng buôn, các tội danh về vi phạm lợi ích cộng đồng. Các điều khoản: 3, 13, 26, 27, 28, 35, 58, 61, 66, 85, 93,

109, 126, … đều bàn về những vi phạm nêu trên. Ví dụ:

(83) ~u nmu\t ko\ êa, hră ko\ [uôn, `u pô dlăng adei amuôn [uôn sang (p).

~u lăm lap, ap gư\, ktư\ jua\ adei tlang (q) Anăn mâo kđi arăng (r) [đk 6, tr. 271] (Ông ta là cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, là người trông nom anh em,

con cháu trong làng (p). Thế mà ông ta lấn át, chà đạp, áp bức họ (q) … Vì vậy là có việc phải đưa ơng ta ra xét xử (r)).

Lập luận này dùng hai luận cứ nghịch hƣớng, luận cứ (p) nêu lên trách nhiệm của ngƣời trƣởng buôn, cây đa (mnu\t) và cây sung (hra) đƣợc sử dụng trong luận cứ để so sánh với hình ảnh của khua [uôn (trƣởng buôn). Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời Êđê chọn cây đa, cây sung làm biểu tƣợng cho ngƣời thủ lĩnh, trong tâm thức của họ, những biểu tƣợng này biểu trƣng cho sự trƣờng tồn, cho sức sống dẻo dai, cho sự tích lũy về kinh nghiệm sống. Cây đa, cây sung nào càng già cỗi, xù xì thì càng gắn bó với thần linh; chúng vừa hiện hữu lại vừa huyền bí; vừa mang hơi thở cuộc sống lại vừa mang đậm chất tâm linh. Do đó, ngƣời đƣợc bầu làm trƣởng bn, nếu khơng chăm lo cho đời sống của dân làng, mà lại `u lăm lap, ap gư\, ktư\ jua\ adei tlang (q) (ơng ta lấn

át, chà đạp, áp bức họ) thì sẽ bị coi là vi phạm luật tục. Từ luận cứ (p) và (q) , điều

khoản 61 đã đƣa ra kết luận về tội danh của ngƣời đứng đầu làng.

Nền kinh tế của ngƣời Êđê là nền nông nghiệp nƣơng rẫy nên “nguồn nguyên liệu dùng trong ẩm thực hoàn toàn dựa vào tự nhiên và sản xuất nƣơng rẫy” [59, tr.10]. Lúa là nguồn thực phẩm chính yếu để ni sống họ nên hình ảnh cây lúa (mdiê) cũng xuất hiện nhiều lần để làm chất liệu xây dựng các luận cứ và kết luận của luật tục Êđê (41 lần xuất hiện, chiếm 7.5 %). Hình ảnh cây lúa (mdiê) thƣờng xuất hiện trong những điều khoản quy định về của cải, tài sản, về đất đai và ngƣời chủ đất hoặc về các vụ gia súc phá hoại hoa màu. Sở dĩ cây lúa xuất hiện phổ biến trong luật tục Êđê là vì ngƣời Êđê cũng nhƣ nhiều dân tộc khác ở Việt Nam đều rất quý trọng cây lúa. Cây lúa trở thành biểu tƣợng cho sự cần cù của ngƣời lao động, là hiện thân của sự no ấm, hạnh phúc và bình yên.

Khi làm chất liệu cho luận cứ, hình ảnh cây lúa (mdiê) thƣờng đƣợc sử dụng để chi tiết hóa, miêu tả, giải thích cho hành vi phạm tội của đối tƣợng hoặc minh họa cho sự thiệt hại về tài sản vì một lí do nào đó. Ví dụ: (84) Kuê tle\ wiê, mdiê tuah; ngăn sah mdro\ng, ngăn ayo\ng adei, `u duah tle\ (p) ... Mnuih jho\ng bi hlah

(r) [đk 200, tr. 360] (Hắn ăn trộm lúa, gạo hoặc kê, của cải của người tù trưởng

nhà giàu, của những người anh em hắn (p) … Con người mà xấu thì phải lấy lời dạy bảo (r)). Hình ảnh cây lúa (mdiê) xuất hiện trong luận cứ của lập luận này nhằm

Hình ảnh cây lúa (mdiê) xuất hiện trong kết luận của một lập luận thƣờng là một trong những liệt kê về hậu quả của một nguyên nhân đã đề cập đến trƣớc đó. Ví dụ: (85) Hlah lăn êa djuh arăng(p), hu^ kuê amâo lo\ hriê, mdiê amâo lo\ jing(r) (Làm uế tạp đất đai, nước non của người ta (p), e rằng kê sẽ không trổ, lúa sẽ

không đơm bông (r)).

Đặc biệt, luật tục Êđê so sánh sự quan trọng của cây lúa ngang với vai trị của ngƣời con gái Êđê (theo văn hóa mẫu hệ) nhƣ sau: (86) Anak mniê mdiê mjeh (p), pô guê] ao, pô jao abăn, pô rông lip kđo\ng, knguôr kđo\ng, ro\ng ă adn (r) [đk 229, tr.376] (Con gái như hạt giống cây lúa (p), chính con gái là người khoác

áo quàng chăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên ông bà (r)).

Lập luận này không chỉ nhấn mạnh đến tính quan trọng của cây lúa - nguồn lƣơng thực chính của con ngƣời mà cịn thể hiện văn hóa mẫu hệ của ngƣời Êđê. Văn hóa mẫu hệ của ngƣời Êđê đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện (thể hiện rõ nét nhất trong quan hệ hôn nhân: ngƣời phụ nữ thƣờng chủ động trong hôn nhân, ngƣời chồng cƣ trú bên gia đình vợ, con cái mang họ mẹ; nếu ngƣời vợ/chồng chết thì gia đình bên vợ hoặc chồng phải tìm một ngƣời khác để tiếp tục cuộc hôn nhân, gọi là tục ]uê nuê - nối dây). Trong luận cứ của lập luận trên, việc so sánh anak mniê mdiê mjeh (con gái như hạt giống cây lúa) đã khẳng định vai trò của ngƣời phụ nữ

trong xã hội Êđê: vai trò quyền lực (mẫu quyền) và cả vai trò dòng tộc (nối nòi). Ngƣời Êđê nâng niu, trân trọng từng hạt lúa. Họ quan niệm lúa cũng có hồn (mngăt mdiê); thần lúa (yang mdiê) là một trong những vị thần quan trọng, là đối tƣợng của nhiều nghi lễ vào thời kì canh tác. Ngƣời Êđê khơng dùng liềm để gặt lúa mà chủ yếu tuốt lúa bằng tay. Bởi họ cho rằng, nếu dùng liềm để cắt sẽ làm lúa đau và tổn hại đến thần lúa, sẽ bị thần phạt làm cho mất mùa ở những năm sau, “cảm nhận máu thịt của con ngƣời đối với cây cối, nhất là cây lúa, xuất phát từ nỗi lo âu tôn giáo, sâu thẳm và thƣờng trực trong tâm thức ngƣời Tây Nguyên bản địa” [59, tr.117]. Trong lễ cúng thần lúa (nga\ yang mdiê), người Êđê

hòa rượu vào máu của con vật hiến sinh rồi tưới vào gốc lúa với niềm tin rằng làm như vậy thì thần lúa sẽ vui và ban cho họ những vụ mùa bội thu. Lễ cúng yang mdiê

thường có thịt gà và rượu cần, “khi cúng xong, phụ nữ uống trƣớc rồi mới đến đàn

ơng; ngày hơm sau, các thành viên trong gia đình mới lên trỉa lúa” [75, tr.17]. Bà chủ nhà (ana go\) là ngƣời trỉa lúa đầu tiên (vì bà quen với “hồn lúa”), sau đó mới đến các thành viên khác. Ngồi ra, ngƣời Êđê cịn có lễ ăn mừng cơm mới (hua\ esei

mrâo). Khi ăn cơm, ngƣời Êđê xắn cơm ra từng cục mà không xới tơi nhƣ ngƣời Kinh vì họ khơng muốn làm hồn lúa sợ. Với quan niệm nhƣ vậy, luật tục Êđê có những quy định nghiêm ngặt đối với những hành vi phá hoại hoặc trộm cắp hoa màu, ngƣời trộm cắp ngũ cốc bị phạt nặng ngang với tội giết ngƣời. Điều khoản 203 nêu rằng: (87) Kuê `u tle\ hwiê, mdiê `u tle\ tuah; mdiê sah mdro\ng, mdiê ayo\ng

adei, `u tle\ (p). ~u tle\ mdiê mse\ si `u mdjiê asei, anăn mâo kđi pro\ng (r) [đk 203,

tr.361] (Kẻ lấy trộm kê, nắm đầy tay hoặc chất đầy gùi, kẻ lấy trộm thóc gạo của

người tù trưởng nhà giàu, của anh em, dân làng. Hắn ăn cắp ăn trộm thóc như vậy, tội cũng nặng như kẻ giết người, như vậy phải xử hắn rất nghiêm). Luận cứ của lập

luận này nêu lên hành vi của kẻ ăn trộm ngũ cốc và kết luận khẳng định về sự nghiêm trọng của tội này (~u tle\ mdiê mse\ si `u mdjiê asei, anăn mâo kđi pro\ng -

Hắn ăn cắp ăn trộm thóc như vậy, tội cũng nặng như kẻ giết người, như vậy phải xử hắn rất nghiêm).

Bên cạnh cây lúa, các cây trồng khác cũng xuất hiện trong lập luận của luật tục Êđê nhƣ: tro\ng (quả cà), kmu\n (dƣa leo), plei (bí đỏ), ktơr (cây ngơ), êya (cây gừng), hbei (khoai), amrê\c\ (quả ớt), ..., ngồi ra, cịn có các loại cây trong rừng cũng đƣợc dùng làm thực phẩm cho con ngƣời nơi đây: boh êpang (quả pang),

êbu\ng (măng), kiu (xoài rừng), mmao (nấm), ... hoặc những loại cây điển hình mọc

ở vùng địa lí Tây Nguyên: êbla (một loại cây thân gỗ), knôk (cây lúc lắc), k]ik (cây cà chích), êsa (một loại cây họ xoan), kwăn (cây dƣơng xỉ), brang (cây dùng làm

dây thừng), ... ; cũng có nhiều lồi cây dại đƣợc đƣa vào làm chất liệu xây dựng lập luận: trang (cỏ lau), mbô (cỏ sậy), alê (cây le),… Dựa vào đặc tính của từng loại

cây mà lập luận xây dựng những ảnh khác nhau, những loài cây dại thƣờng đƣợc gắn với hình ảnh của kẻ phạm tội. Ví dụ: (88) J amâo mâo pơ pai, êngai amâo

mâo pô mă; dho\ng đă amâo mâo pô bi mgrăn (p) … Duah boh klei, tu] asei `u (r) [đk , tr.254] (Hắn như cây juê không ai thèm chặt, như cây êngai không ai

thèm lấy, như con dao vót đã lụt khơng ai thèm tra cán lại (p) … Hắn là kẻ gây ra chuyện thì hắn phải mất mạng (r)). Luận cứ của lập luận này so sánh kẻ phạm tội

với cây juê và êngai (là những loại chuối dại, mọc trong rừng, không dùng làm thực phẩm đƣợc) nhằm nói lên bản chất vơ dụng của kẻ hay gây rối trong làng.

Qua phân tích, có thể thấy rằng, ngƣời Êđê sống lệ thuộc nhiều vào môi trƣờng tự nhiên, sống hài hịa và tơn trọng tự nhiên, khao khát chinh phục tự nhiên để làm chủ tự nhiên. Đỗ Hồng Kỳ [59] nhận xét: “do điều kiện địa lí, kinh nghiệm sống, đời sống tâm linh bao bọc bởi giới thần linh, nên ngƣời Tây Nguyên có cách ứng xử rất thận trọng, hợp lí đối với mơi trƣờng. Vì thế, khơng gian sinh thái của họ đến trƣớc lúc có những tác động từ bên ngồi vào là một khơng gian cân bằng lí tƣởng giữa con ngƣời và tự nhiên” [59, tr.119]. Do đó, nhiều hình ảnh trong tự nhiên đƣợc họ quan sát rất tỉ mỉ và vận dụng vào luật tục để lập luận giải thích, miêu tả cho nội dung của luật tục. Các từ ngữ chỉ thực vật có thể đƣợc sử dụng để kiến tạo luận cứ, kết luận hoặc cả hai thành phần nhƣng nhiều nhất là dùng để tạo lập luận cứ bởi luận cứ trong lập luận của luật tục Êđê hƣớng đến việc giải thích cụ thể về hành vi, bản chất, thái độ, … của kẻ phạm tội để ngƣời nghe hiểu rõ vấn đề và đƣa ra kết luận.

3.1.1.2. Từ ngữ chỉ động vật được sử dụng trong lập luận của luật tục Êđê

Bên cạnh hệ thống từ ngữ chỉ thực vật đƣợc đƣa vào sử dụng làm chất liệu xây dựng luận cứ và kết luận, lập luận trong luật tục Êđê còn sử dụng phong phú các từ ngữ chỉ động vật làm chất liệu xây dựng các thành phần lập luận. Hệ thống từ ngữ chỉ động vật trong luật tục Êđê đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) lập luận trong luật tục êđê (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)