STT Từ ngữ Nghĩa Số lƣợng Tỉ lệ %
1 yang thần (nói chung) 60 43.5
2 mtâo ma, phù thủy, quỷ 32 23.2
3 atâo linh hồn ngƣời chết 10 7.3
4 ksơ\k ác quỷ 8 5.8
5 mngăt hồn vía 7 5.1
6 giê thầy bói 6 4.3
7 Aê Du Thần thông thái 4 2.9
8 Aê Diê Thần sáng tạo mn lồi 4 2.9
9 yang mya thần cá sấu 4 2.9
10 yang briêng
thần sao băng
(thần ác) 2 1.4
11 yang lăn thần đất 1 0.7
Đối tƣợng đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các đấng siêu nhiên là yang (thần linh), có 60 lần xuất hiện (chiếm 43.5 %), tiếp đến là mtâo (ma, phù thủy, quỷ), sau đó là những siêu nhiên nhƣ: atâo (linh hồn ngƣời chết), ksơ\k (ác quỷ), mngăt (hồn vía), Du (thần thơng thái), Diê (thần sáng tạo mn lồi), … Đây là những
hình ảnh hồn tồn tƣởng tƣợng. Nhƣ vậy, hệ thống lực lƣợng siêu nhiên đƣợc đề cập đến trong luật tục chia làm hai loại, loại thần thiện (yang, Aê Du, Aê Diê, yang
lăn,…) và thần ác (mtâo, ksơ\k, yang briêng, …). Thần thiện là các vị thần luôn giúp
đỡ con ngƣời, đƣợc coi là phúc thần. Các vị thần ác mang đến tai họa cho con ngƣời. Cách sử dụng hình ảnh thần linh trong lập luận của luật tục thể hiện quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng Êđê, những quy định của luật tục đƣợc tơn trọng và cũng chính là vị thần vạn năng giúp con ngƣời vƣợt qua khó khăn. Thần linh có khả năng đem lại sự cơng bằng tuyệt đối cho mọi ngƣời, bắt ngƣời có tội phải đền tội. Họ tin vào sự chứng giám và phán xét của thần linh. Điều này phù hợp với môi trƣờng sống trong một xã hội đa thần. Đây cũng chính là nét văn hóa gần gũi với ngƣời Việt thời xa xƣa đƣợc thể hiện trong truyện cổ dân gian. Khi con ngƣời gặp khó khăn, bế tắc, họ phải nhờ đến thần linh.
Nhu cầu tín ngƣỡng gắn chặt với đời sống tinh thần của mỗi tộc ngƣời trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong xã hội cổ truyền Êđê, với điều kiện thiên nhiên đa dạng và khắc nghiệt, con ngƣời bất lực trƣớc những tai họa do thiên nhiên đem lại, điều này làm họ nảy sinh niềm tin vào thế giới thần bí. Tín ngƣỡng cổ truyền của ngƣời Êđê là quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Theo quan niệm của tộc ngƣời này, có sự tồn tại hai thế giới: thế giới đời thực (đời sống của con ngƣời) và thế giới hƣ vô (thế giới của những đấng siêu nhiên). Họ cho rằng thế giới hƣ vô quyết định đến cuộc sống của con ngƣời ở thế giới thực tại. Thần linh (yang) tồn tại ở mọi vật, chi phối vận mệnh con ngƣời, buộc con ngƣời phải thờ cúng và cầu xin. Đỗ Hồng Kỳ cũng khẳng định các cƣ dân lâu đời ở Tây Ngun có tín ngƣỡng vạn vật hữu linh, ơng giải thích “thế giới hữu hình bao gồm các sự vật cụ thể, cịn thế giới vơ hình là linh hồn con ngƣời, thần linh và các loại ma quỷ. Thế giới hữu hình và vơ hình tác động tƣơng hỗ với nhau” [59, tr.10].
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, luật tục Êđê quy định tất cả mọi hành vi trong cuộc sống đều liên quan đến thần linh, nếu vi phạm luật tục thì cũng đồng nghĩa với việc xúc phạm thần linh, ngƣời vi phạm sẽ bị xử phạt. Kèm theo việc xử phạt là lễ hiến sinh để đƣợc thần linh xóa tội. Cuối mỗi điều khoản, kết luận của lập luận thƣờng nêu hai vấn đề: xử phạt và làm lễ tế thần linh. Vì vậy, hình ảnh thần linh thƣờng xuất hiện trong thành phần kết luận của một lập luận. Ví dụ:
(97) Mnuih djiu ênguam, duam êng^, đ^ pui arôk, [uê iêu, mjâo tu\, h’u\
k[u\] (p)… Anăn phat ho\ng u\n amâo hlao, mdrao ho\ng kbao amâo grăng, yang ]ia\ng kơ asei tơl djiê; mnuih bru\ mdiê djiê asei, bru\ mdiê djiê rơ\k, ksơ\k mtâo djă ba asei (r) [đk 53, tr.265] (Người bệnh mà ốm mê man, q nặng, phải nằm xơng
lửa (p1), thì phải gọi thầy phù thủy đến cúng giải bệnh (r1)… Đã cũng bằng lợn
không bớt, cúng bằng trâu cũng không khỏi (p2), số của người bệnh là thần buộc
phải chết; người đã chết như lúa mục, cỏ nát, bị ma quỷ bắt đi (r2)).
Trong lập luận ở điều khoản 53, luận cứ p1 nêu tình trạng nguy kịch của ngƣời bệnh, r1 đƣa ra giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trong p1: gọi mjâo (thầy phù thủy) đến cúng vì ngƣời Êđê tin rằng làm lễ cúng thần linh thì ngƣời đó sẽ khỏe mạnh lại. Luận cứ p2 nêu những thủ tục tín ngƣỡng mà ngƣời nhà bệnh nhân đã làm (cúng bằng lợn, cúng bằng trâu) và đƣa ra kết luận r2: ngƣời bệnh không qua khỏi và họ lí giải điều này bằng quan niệm về số mệnh của con ngƣời (số mệnh của con ngƣời luôn tùy thuộc vào yang); linh hồn ngƣời chết đƣợc ma quỷ (ksơ\k mtâo) dẫn đƣờng.
Việc sử dụng hình ảnh thần linh trong luật tục của ngƣời Êđê cũng phần nào mang ý nghĩa biểu trƣng. Mọi thái độ của thần linh cũng chính là thái độ của cộng đồng đối với ngƣời vi phạm luật tục. Đối với luật tục, thần linh đã can thiệp trực tiếp đến việc xử phạt, đó là lí do mà sau khi xử phạt thì ngƣời ta phải cúng tế thần linh.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” của ngƣời
Êđê đã phản ánh quan niệm của cƣ dân nông nghiệp nƣơng rẫy, “là cƣ dân nông nghiệp, trong đời sống tâm linh của cƣ dân Tây Nguyên, nghi lễ quan trọng nhất là
nghi lễ có liên quan đến trồng trọt” [22, tr.280]. Điều này có thể lí giải rằng, do lực lƣợng sản xuất của cƣ dân nơi đây cịn thấp kém, cơng cụ sản xuất thô sơ, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ngƣời Êđê cũng nhƣ đa số các tộc ngƣời bản địa ở Tây Nguyên gặp bế tắc trong việc giải quyết các công việc trong hoạt động sản xuất, do đó, họ phải nhờ đến sự trợ giúp của thần linh, tạo cho họ niềm tin để vƣợt qua sự bế tắc ấy. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu [103] khẳng định sản xuất nơng nghiệp của ngƣời Êđê “ít nhiều mang tính thần bí” [103, tr.16] bởi họ nghĩ đƣợc mùa hay mất mùa trong sản xuất đều tùy thuộc vào thần linh, tùy vào “hồn luá” (yang mdiê). Do đó, song song với q trình sản xuất họ cịn tiến hành những nghi lễ phức tạp trƣớc khi bắt đầu một vụ trồng mới (lễ cúng thần lúa,
nga\ yang mdiê), luật tục quy định, ai làm ảnh hƣởng đến mùa màng thì ln phải
cúng gọi thần để thần không phạt tội, chẳng hạn, lập luận trong điều 226 quy định về việc cúng thần lúa khi lúa bị gia súc phá hoại: (98) Bi kpăr mngăt kdjăt êwa
(p), hriêl kua\t mngăt mdiê `u ngă brei yang (r) [đk 226, tr.374] (Với cây cối đã
mất hồn lạc vía (p), phải cúng cho hồn vía cây lúa với vịng và ngải (r)).
3.2. LẬP LUẬN TRONG LUẬT TỤC ÊĐÊ PHẢN ÁNH NHÂN SINH QUAN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ QUAN CỦA NGƢỜI ÊĐÊ
Nhân sinh quan của ngƣời Êđê đƣợc thể hiện qua việc sử dụng cơ sở lí lẽ để lập luận (chính là các lẽ thƣờng lập luận). Bởi lẽ thƣờng là lí lẽ đƣợc sử dụng với mục đích đạt hiệu quả thuyết phục, làm thay đổi nhận thức hay tạo lập, củng cố lòng tin của ngƣời nghe, làm cho ngƣời nghe chấp nhận ý kiến của ngƣời nói dựa trên lí lẽ phản ánh những tri thức văn hóa, tâm lí, đạo đức, kinh nghiệm sống, thói quen ứng xử, … của một cộng đồng, một dân tộc, đƣợc mọi thành viên trong xã hội thừa nhận và tuân thủ nhƣ một lẽ hiển nhiên. Luật tục Êđê đã thể hiện nhân sinh quan của ngƣời Êđê qua hệ thống lẽ thƣờng, các lẽ thƣờng này dùng làm cơ sở của lập luận, tạo sự đồng thuận, chia sẻ của cộng đồng cho lập luận.
3.2.1. Kết quả khảo sát lẽ thƣờng trong lập luận của luật tục Êđê