STT Từ ngữ Nghĩa Số lƣợng Tỉ lệ %
1 kbao con trâu 145 21
2 u\n con lợn 90 12.8
3 êmơ con bị 90 12.8
4 êman con voi 76 11
5 aseh con ngựa 44 6.2
6 m`u con gà 30 4.2
7 êmông con cọp 29 4.1
8 tlang diều hâu 22 3.1
9 ala con rắn 21 3
10 asâo con chó 18 2.6
11 tlăn con trăn 14 2
12 kan con cá 11 1.6
13 ktia\ con vẹt 10 1.4
14 hnuê con ong 10 1.4
15 êmeh con tê giác 10 1.4
16 ktrâo chim cu gáy 8 1.1
17 bhi\ chim bhi\ 7 1
18 hlô rang con hoẵng 6 0.8
19 kto\ng hƣơu sao 5 0.7
20 mya cá sấu 5 0.7
21 grư\ con kền kền 5 0.7
22 đruah con hƣơu 4 0.6
23 miêu con mèo 4 0.6
24 kê\n cá trê 3 0.4
25 drang hdăng chim drang đen 3 0.4
26 mja con chồn 3 0.4
27 wăk wai nhện 3 0.4
28 kkuih con chuột 3 0.4
29 krua\ cá rô 2 0.3
30 kgâo con gấu 2 0.3
31 kruah cá lóc 2 0.3
32 êđai gi chim gi 2 0.3
33 aji\k con nhái 2 0.3
34 mlang con khƣớu 2 0.3
35 hde\ con hến 1 0.1
36 kan pat cá diếc 1 0.1
37 kê] con muỗi 1 0.1
38 kpa con ba ba 1 0.1
39 mwa con kì đà 1 0.1
STT Từ ngữ Nghĩa Số lƣợng Tỉ lệ %
41 ariêng con cua 1 0.1
42 abao con ốc 1 0.1
43 hluăt ênga con sâu róm 1 0.1
44 kra con khỉ 1 0.1
45 păk ke con tắc kè 1 0.1
46 êtah con đỉa 1 0.1
47 mac\ hdăm con mối 1 0.1
48 hdang con tôm 1 0.1
Tổng 705 100
Hệ thống động vật trong lập luận của luật tục Êđê xuất hiện đa dạng với số lƣợng lớn (48 loài với 705 lần). Động vật đƣợc sử dụng trong luật tục có đủ loại, từ những con vật bé mọn: kêc\ (con muỗi), êtah (con đỉa), mac\ hdăm (con mối), aji\k
(con nhái), wăk wai (con nhện), hluăt ênga (con sâu róm), hde\ (con hến), kan pat
(cá diếc), krua\ (cá rô), kê\n (cá trê), … đến những vật nuôi quen thuộc với đời sống hằng ngày nhƣ: u\n (lợn), kbao (con trâu), êmơ (con bị), asâo (con chó), m`u (con gà), miêu (con mèo), … đến những loài đặc trƣng, thƣờng xuất hiện mang trong các khu rừng ở Tây Nguyên: êman (voi), êmeh (tê giác), êmông (cọp), grư\ (con kền kền), đruah (hƣơu), kto\ng (hƣơu sao), tlăn (con trăn), ala (con rắn), păk ke (tắc kè),
mwa (kì đà), kgâo (con gấu), mja (con chồn), mlang (con khƣớu), aseh (con ngựa), ktia\ (con vẹt), hlô lang (con hoẵng), tlang (diều hâu), bhi\ (chim bhi\)... Trong hệ thống động vật, kbao (trâu), u\n (lợn), êmô (bị), êman (voi), eseh (con ngựa), m`u
(con gà), êmơng (con cọp) là những loài đƣợc luật tục nhắc đến nhiều lần (với 504 lần, chiếm 72.1 %). Luật tục dành hẳn một chƣơng với 10 điều khoản (chƣơng X, từ điều khoản 219 đến điều khoản 228) để nêu các tội danh có liên quan đến việc trâu bị gây thiệt hại cho ngƣời ta và về trâu bò bị ngƣời ta làm thiệt hại.
Từ ngữ chỉ các loài động vật đƣợc sử dụng làm chất liệu xây dựng luận cứ và kết luận cho lập luận của luật tục Êđê. Khi tham gia vào việc xây dựng luận cứ, hình ảnh loài vật thƣờng đƣợc đƣa ra để so sánh với hành động, tính chất của kẻ vi phạm (dựa trên sự tƣơng đồng về đặc điểm, tính chất của lồi đó với đặc điểm, tính chất của đối tƣợng vi phạm luật tục), chẳng hạn, con chim bhi\ đƣợc nhắc đến để so
sánh với kẻ khơng có chính kiến, hay thay đổi trong lời nói và thái độ; con kto\ng (hƣơu sao) đƣợc dùng để so sánh với kẻ hay gây sự; êmông (con cọp), mja (con chồn) dùng để so sánh với bản chất hung hăng, hiểm ác của kẻ vi phạm luật tục, hay
êtah (con đỉa) đƣợc dùng để nói lên bản chất xảo quyệt của phù thủy. Ví dụ:
(89) Knah klo\ng (p1), kto\ng đu\t ku (p2), mnuih lu klei (r) (Kẻ ồn ào như
cái cồng klo\ng, luôn luôn ngọ nguậy như con cà tong cụt đuôi, kẻ hay sinh sự).
Lập luận này nêu 2 biểu hiện của kẻ hay gây sự, biểu hiện thứ nhất đƣợc miêu tả bằng cách so sánh với sự ồn ào nhƣ tiếng cồng klo\ng (p1), biểu hiện thứ 2 đƣợc miêu tả bằng cách so sánh với hành động “ngọ nguậy” nhƣ con kto\ng (cà tong) (p2); từ p1, p2, ngƣời nói kết luận về bản chất của đối tƣợng: mnuih lu klei
(kẻ hay sinh sự).
Trong các kết luận của lập luận, những loài đƣợc nhắc đến thƣờng là những con vật đƣợc đền bù cho ngƣời bị hại hoặc những con vật dùng để tế thần (thƣờng là trâu, bị, lợn, gà). Ví dụ: (90) Tơ `u ]ăp hlăm sang sah mdro\ng, `u ba kđi sa ko\,
leh ana\n kbao kpih pô sang (Nếu ơng ta trói người trong nhà một nhà giàu tù
trưởng thì ơng ta phải nộp phạt một ko\ và hiến sinh một trâu cho người chủ nhà).
Kbao (trâu), êmơ (bị), u\n (lợn), m`u (gà) là những động vật chủ yếu đƣợc nuôi để phục vụ cho các lễ cúng yang (thần). Chúng không chỉ là vật để hiến sinh mà cịn là những lồi có giá trị kinh tế (để đổi lấy các vật ngang giá: chiêng, ché, …). Theo Anne De Hauteclocque - Howe, “hiếm khi ngƣời ta bán trâu - nếu không phải là những trƣờng hợp cực kì cần thiết - nhƣng chúng có thể đƣợc nhƣợng làm của hồi mơn cho hơn nhân của một cô gái hoặc đổi lấy những của cải có giá trị … Bị cũng vậy, dù chúng khơng đƣợc coi trọng bằng nhƣng chúng cũng đƣợc dùng nhƣ trâu” [128, tr.56]. Sở dĩ trâu (kbao), bị (êmơ) đƣợc nhắc đến nhiều trong các kết luận của lập luận là vì kết luận thƣờng nêu hai vấn đề: xử phạt và làm lễ tế thần; lễ tế cho những tội vi phạm nghiêm trọng thƣờng dùng đến trâu, bò để phạt vạ hoặc cúng xóa tội. Trâu (kbao), bị (êmô) trở thành linh hồn của những lễ nghi quan trọng của cộng đồng ngƣời Êđê. Việc sử dụng những loài vật này để xây dựng các thành phần lập luận khơng chỉ thể hiện lịng tơn kính, biết ơn thần linh mà còn thể hiện vị
thế xã hội của ngƣời hiến sinh. Hình ảnh Kbao (trâu), êmơ (bị) là biểu tƣợng để đánh giá mức độ giàu sang của mỗi gia đình, dịng họ, “đối với họ sự giàu có thực sự chính là có đủ thóc để làm đƣợc nhiều ché rƣợu và đủ trâu bò để cúng thần, là cách làm lợi cho cộng đồng” [128, tr. 223]. Lập luận trong điều khoản 64 miêu tả:
(91) Tơ `u ]ăp hlăm sang sah mdro\ng, `u ba kđi sa ko\, leh ana\n kbao kpih pô sang. Tơ dah hlăm pưk sang [un [in rin tap, `u ba kđi ngăn tlâo ko\, leh ana\n u\n duah so\ng kpih [đk 64, tr.272] (Nếu ông ta trói người trong nhà một nhà
giàu tù trưởng (p1) thì ơng ta phải nộp phạt một ko\ và hiến sinh một trâu cho người
chủ nhà (r1). Nếu ơng ta trói người trong nhà một nhà nghèo (p2) thì ơng ta phải nộp phạt ba ko\ và hiến sinh một lợn giá hai so\ng cho chủ nhà (r2)).
Lập luận này gồm hai lập luận bộ phận, trong đó luận cứ p1 và p2 nêu lên giả thiết về hành vi phạm tội (trói ngƣời trong nhà giàu tù trƣởng, trói ngƣời trong một nhà nghèo), tuy nhiên, các kết luận r1, r2 lại đƣa ra những điều kiện xử phạt có sự phân biệt đối với ngƣời giàu và ngƣời nghèo: r1 đƣa ra điều kiện xử phạt nặng hơn (phạt một ko\ và hiến sinh một trâu), r2 đƣa ra điều kiện xử phạt nhẹ hơn (phạt ba ko\ và hiến sinh một lợn). Điều này cho thấy ngƣời Êđê rất coi trọng những ngƣời giàu có.
Nhƣ vậy, qua khảo sát có thể thấy rằng, hệ thống từ ngữ chỉ thực vật, động vật đƣợc sử dụng để xây dựng các hình ảnh trong luận cứ và kết luận của luật tục Êđê rất phong phú. Tất cả những hình ảnh trong khơng gian sinh tồn đều đƣợc ngƣời Êđê liên tƣởng và vận dụng để chúng trở thành chất liệu của lập luận, đƣa vào luận cứ và kết luận để tạo ra cách nói sinh động, gần gũi và dễ hiểu nhất. Chúng là những hình ảnh quen thuộc, có đặc tính gắn liền với môi trƣờng sống Tây Nguyên và phản ánh nhiều giá trị tinh thần của ngƣời Êđê.
Hệ thống từ ngữ chỉ thực vật và động vật đƣợc dùng làm chất liệu cho luận cứ và kết luận của lập luận trong luật tục Êđê thể hiện rõ đặc trƣng văn hóa của ngƣời Êđê là văn hóa núi rừng. Theo Trƣơng Minh Dục [22], khi nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu văn hóa học, dân tộc học khẳng định đó là nền
thậm chí cũng khơng chỉ là “mơi trƣờng”, “sinh thái” mà còn là nền tảng sâu xa, cơ bản nhất của cuộc sống con ngƣời ... mất rừng thì con ngƣời và cộng đồng mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, sâu thẳm nhất của mình, trở nên bơ vơ, tha hóa, mất gốc, mất cội nguồn” [22, tr.242 - 243]. Rừng là yếu tố tất yếu, có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống của ngƣời Êđê. Rừng đem lại nguồn thực phẩm phong phú để nuôi sống con ngƣời, đó là các loại rau, các loại quả, mật ong, nấm, măng, các loại củ (củ ấu, khoai, ...) và cả những loại gia súc, gia cầm trong không gian sinh tồn này:
kbao (trâu), êmơ (bị), u\n (lợn), m`u (gà), ... Rừng còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu để xây dựng nhà cửa và nhiều vật dụng thiết yếu đƣợc sử dụng trong gia đình ngƣời Êđê; vỏ của các thân cây rừng đƣợc sử dụng làm chất liệu tạo nên trang phục cho họ. Có những lồi vật là sản phẩm thiên nhiên ban tặng, phục vụ cho cuộc sống vật chất của cƣ dân nơi đây; có những lồi vật trở thành hình tƣợng biểu trƣng nào đó trong đời sống tinh thần của họ.
Trong tâm thức của ngƣời Êđê, rừng là một sinh vật sống có ý nghĩa rất linh thiêng, cũng có linh hồn và cảm xúc giống con ngƣời, “khi buộc phải chặt hạ một cây gỗ cho nhu cầu thiết yếu của mình, bao giờ ngƣời dân Tây Nguyên cũng ân cần làm lễ xin lỗi cây rừng, tạ ơn rừng” [22, tr.242]. Trƣơng Minh Dục khẳng định văn hóa Tây Nguyên là văn hóa sống “theo đạo đức của rừng” [22, tr.242]. Rừng là cội nguồn của đời sống tâm linh, tức là phần sâu xa nhất trong con ngƣời và trong cộng đồng ngƣời Êđê. Mọi đặc trƣng văn hóa của con ngƣời nơi đây đều biểu thị mối quan hệ khăng khít, máu thịt của con ngƣời, cộng đồng, buôn làng với rừng.
Bởi rừng là yếu tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống con ngƣời nên ngƣời Êđê ln có ý thức bảo vệ rừng. Các điều khoản 80, 92, 231, 232, 234, 235, 236 đều là những lập luận nêu rõ những quy định và quan niệm về rừng và bảo vệ rừng. Với họ, rừng không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống cho con ngƣời mà còn là nơi thần linh trú ngụ. Rừng là cơ sở nuôi sống ngƣời Êđê, là chốn linh thiêng trong tâm thức của họ, là một phần “bản nguyên” của con ngƣời. Nguyễn Ngọc Hịa nhận định: “Rừng khơng chỉ mang lại điều kiện vật chất để sinh tồn mà còn là chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng Êđê. Rừng không chỉ là đối tƣợng để khai
thác, chinh phục mà còn là nơi che chở cho ngƣời Êđê. Chính vì vậy mà ngƣời Êđê có cách ứng xử cộng sinh với rừng. Họ khơng chỉ có đất rừng để làm rẫy mà cịn có nơi chăn thả súc vật, nơi săn bắt, hái lƣợm, bến nƣớc, khai thác cây gỗ, có rừng thiêng đầu nguồn” [42, tr.18]. Do đó, việc tàn phá rừng đồng nghĩa với việc xúc phạm thần linh, làm ảnh hƣởng đến tài sản chung của cộng đồng. Ví dụ:
(92) Lăn ala êa djuh, lip kđo\ng kngr kđo\ng, ro\ng ă adn (p). Ih pô
kia\ [ăng, êwăng dliê, kriê ktơ\ng kdjar (r) [đk 231, tr.377] (Đất đai, sông suối, cây
rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ơng bà (p). Ơng bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây ktơ\ng, cây kdjiar (r). Lập luận trong luật tục Êđê cũng
đề cập đến những việc không đƣợc làm khi đi vào rừng, chẳng hạn, ngƣời đi rừng không đƣợc đem theo củi đang cháy dở vào rừng để tránh hỏa hoạn xảy ra. Luật tục cũng phạt nặng những kẻ có hành vi xâm lấn đất rừng. Ví dụ: (93) Dliê `u hbăn,
lăn `u hgan ]ar êmeh êman `u ktưn… Anăn mâo kđi arăng kơ `u [đk 235, tr.379] (Rừng cây hắn xí, đất đai hắn choán rừng tê giác, rừng voi hắn cũng lấn
chiếm … Như vậy có việc phải xét xử giữa người ta với hắn).
Nền văn hóa rừng cịn thể hiện ở chỗ ngƣời Êđê có ý thức cao trong việc bảo vệ rừng. Theo phƣơng thức sản xuất luân canh, sau ba năm trồng tỉa, ngƣời Êđê trả lại đất cho rừng. Điều này làm cho tài nguyên rừng ít bị suy giảm. Theo các tác giả [31], khi khai phá đất đai, ngƣời Êđê rất quan tâm bảo vệ rừng “thƣờng thì bên cạnh những đám nƣơng đang canh tác vẫn còn những vạt đất nhiều cây, đồng bào coi đó là biện pháp chống xói mịn quan trọng và cũng là để có cây cối dùng trong sinh hoạt, cũng nhƣ trong cơng nghệ” [31, tr.39]. Do đó, luật tục cấm việc chặt các loại cây to (là những loại cây thƣờng có ong làm tổ) hoặc những loại cây dùng để làm áo quan. Về vấn đề này, Nguyễn Từ Chi [11] nhận định ngƣời dân Tây Nguyên “phá rừng để sống nhƣng vẫn chờ cho rừng tái sinh, vẫn nuôi dƣỡng rừng, vì tiêu diệt rừng đồng nghĩa với việc tự tiêu diệt mình” [11, tr.523].
Theo quy định trong luật tục của ngƣời Êđê, có những khu rừng đƣợc phép khai thác và có những khu rừng khơng đƣợc phép khai thác (rừng cấm). Bởi các
khu “rừng thần” là nơi linh thiêng, không đƣợc làm tổn hại đến chốn trú ngụ của thần rừng (yang dliê), nếu ai có hành vi sai trái (chặt cây, bẻ măng, hái rau, ...) trong những khu rừng này thì bị quy vào tội nặng. Có thể nói rằng, rừng đã trở thành yếu tố nối kết trong mối quan hệ con ngƣời - rừng - thần linh. Điều khoản 232 nêu rõ: (94) Đơ mâo anak mtô, đơ mâo ]ô la]: kdjar đăm duah pơ\ng ôh, arăng la] mlei
bi kdrăng ho\ng koh ku êman [đk 232, tr.378] (Có bao nhiêu con, có bao nhiêu
cháu đều phải dạy bằng hết cho chúng: cấm đóng cọc vào cây ktơ\ng, cấm trèo lên
cây kdjar, phạm điều cấm đó, người ta coi ngang với tội chặt đi voi).
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, tất cả những đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên (thực vật, động vật, đất đai, rừng, ...) và tâm lí tộc ngƣời đƣợc phản ánh sâu sắc trong lập luận của luật tục Êđê. Các hình ảnh tham gia làm chất liệu cho luận cứ và kết luận đã chứng tỏ muôn mặt của đời sống ngƣời Êđê đều đƣợc đƣa vào luật tục. Cách lập luận trong luật tục Êđê cho thấy quy tắc ứng xử ở tầm văn hóa cao của cƣ dân nơi đây đồng thời cũng thấy đƣợc sự nghiêm túc của thiết chế xã hội của dân tộc này, “sống trong một vùng rừng núi hoang dã, lấy nông nghiệp trồng trọt làm nguồn sống, nông dân các tộc ngƣời ở Tây Nguyên chủ động chọn một lối ứng xử hai mặt trƣớc thiên nhiên là vừa đối phó với mơi trƣờng hoang dã bao quanh, vừa thích ứng với nó, tức là hịa mình vào thiên nhiên để làm chủ thiên nhiên” [22, tr.246]. Các hình ảnh xây dựng thành phần lập luận đều đƣợc lựa chọn kĩ càng, phù hợp với đặc điểm, tính chất, hành động của đối tƣợng vừa phản ánh đƣợc tƣ duy của ngƣời Êđê. Tất cả những điều đó tạo nên bản sắc độc đáo của ngƣời Êđê ở Tây Nguyên.
3.1.2. Chất liệu xây dựng lập luận trong luật tục Êđê phản ánh đặc trƣng văn hóa sản xuất của ngƣời Êđê trƣng văn hóa sản xuất của ngƣời Êđê
Lập luận của luật tục Êđê sử dụng nhiều từ ngữ chỉ đồ vật làm hình ảnh xây dựng luận cứ và kết luận, phản ánh rõ nét văn hóa sản xuất và sinh hoạt của ngƣời Êđê. Hệ thống từ ngữ chỉ đồ vật đƣợc sử dụng làm chất liệu cho luận cứ và kết luận của luật tục đƣợc thống kê trong bảng sau: