Một số khái niệm có liên quan đến đánh giá chất lượng chương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc (Trang 31 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng

1.2.2. Một số khái niệm có liên quan đến đánh giá chất lượng chương

trình đào tạo

Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp: nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó [4], [5], [7], [16], [49].

Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu

ra đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phần [4], [5], [7], [16].

Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội [8], [16], [40], [41], [57].

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu về những nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành TDTT đến năm 2020 [5], [9], [10].

Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu và Điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn [4], [7], [8]

Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh một cơ sở giáo dục đại học hoặc một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với cơ sở giáo dục đại học/chương trình đào tạo khác được lựa chọn. Đồng thời phải phù hợp với đặc thù ngành TDTT [2], [3], [7], [8], [20], [32].

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra.

1.2.3. Đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện được thành lập vào năm 1995 với 13 trường đại học thành viên thuộc 7 quốc gia. Việt Nam có hai thành viên chính thức gia nhập vào mạng lưới này từ ngày đầu thành lập là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, AUN có tất cả 30 thành viên thuộc 10 nước trong khu vực Đông Nam Á (trong đó có 04 trường đại học thành viên mới gồm Trường Đại học Mandalay - Myanmar, Trường Đại học Cần Thơ - Việt Nam, Trường Đại học Prince of Songkla - Thái Lan và Trường Đại học Utara - Malaysia vừa được kết nạp chính thức vào tháng 7/2013 tại kỳ họp Hội đồng Quản trị của AUN (AUN-BOT) lần thứ 29 được tổ chức tại Yangon, Myanmar [22], [34].

Mục tiêu hoạt động của AUN là nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực; tăng cường trao đổi học tập, nghiên cứu và các chương trình đào tạo về các lĩnh vực ưu tiên của khu vực; tăng cường sự hợp tác và tình đồn kết giữa các học giả, các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu giữa các trường thành viên trong khu vực; và là một cơ quan định hướng chính sách giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á. Nhằm thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, và củng cố uy tín và niềm tin vào chất lượng đào tạo đại học của các trường thành viên, AUN đã sáng lập bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (ASEAN University Network-Quality Assurance - AUN-QA) để đánh giá chất lượng giáo dục đại học dựa trên cơ sở tự nguyện.

Tính đến tháng 5/2014, AUN đã thực hiện thành cơng 28 đợt đánh giá cho 66 chương trình đào tạo thuộc các trường trong khối ASEAN. Trong đó có 64 chương trình đào tạo bậc đại học và 02 chương trình đào tạo bậc sau đại

học (Cơng nghệ Hóa dầu - Trường Đại học Chulalongkorn, Thái Lan và Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bên cạnh các hoạt động đánh giá chương trình thường niên, từ tháng 4 đến cuối tháng 9/2013, AUN còn phối hợp với 6 tổ chức đối tác của ASEAN và Châu Âu trong khuôn khổ dự án DIES ASEAN-QA giai đoạn I (gồm Mạng lưới Đảm bảo chất lượng Đông Nam Á - AQAN, Viện Hàn lâm Khoa học Đức - DAAD, Mạng lưới Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Châu Âu - ENQA, Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Đức - HRK, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á về giáo dục đại học - SEAMEO RIHED và Trường Đại học Potsdam) để tổ chức đánh giá cho 23 chương trình đào tạo thuộc 22 trường đại học của 9 quốc gia Đông Nam Á. Trường Đại học Cần Thơ có 02 chương trình được đánh giá trong dự án này là Kỹ thuật điện- Điện tử và Kinh tế Nông nghiệp.

Để được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA, các chương trình đào tạo phải đạt điểm tối thiểu 4.0/7 và giấy chứng nhận này có giá trị trong 04 năm. Nhìn chung, điểm đánh giá của các chương trình đào tạo trong khu vực nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.4. Chương trình đào tạo có điểm cao nhất trong khu vực hiện nay là 5.4/7 và khơng có chương trình nào đạt 6.0. Theo kết quả đã công bố, Việt Nam hiện có 01 chương trình đạt điểm 5.0/7 là chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Hóa học (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Quá trình đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA thường trải qua ba giai đoạn chính: (1) Tìm hiểu bộ tiêu chuẩn; (2) Viết báo cáo tự đánh giá; (3) Đánh giá ngồi. Trong đó, giai đoạn tìm hiểu bộ tiêu chuẩn sẽ giúp hiểu rõ nội hàm mà các tiêu chuẩn hướng tới. Tự đánh giá là một giai đoạn hết sức quan trọng, bởi trong quá trình này, nhà quản lý chương trình đào tạo sẽ có dịp nhìn lại, rà sốt, đánh giá được quá trình đào tạo, quá trình cung cấp

các dịch vụ của mình có đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng để từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo cũng như cải tiến chất lượng [22], [34], [72].

Bộ tiêu chuẩn AUN-QA: Kết quả học tập dự kiến; Bảng mô tả chương trình đào tạo; Nội dung và cấu trúc chương trình; Chiến lược dạy và học; Đánh giá sinh viên; Chất lượng đội ngũ giảng viên; Chất lượng đội ngũ hỗ trợ; Chất lượng sinh viên; Tư vấn và hỗ trợ SV; Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Quá trình đảm bảo chất lượng dạy và học; Hoạt động phát triển đội ngũ; Phản hồi của các bên liên quan; Đầu ra; Sự hài lòng của các bên liên quan.

Giai đoạn đánh giá ngoài hướng đến hai mục tiêu chính, một là các chuyên gia bên ngoài với con mắt khách quan sẽ cùng với trường xác định các điểm mạnh, điểm còn tồn tại cần cải tiến; và hai là xác nhận trách nhiệm của nhà trường trong việc cung cấp các dịch vụ đạt chất lượng.

Quy trình kiểm định chung thường trải qua 4 bước: (1) Đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo (2) Thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn; (3) Đoàn đánh giá đến kiếm định tại cơ sở đào tạo; và (4) Cấp giấy chứng nhận đối với các chương trình đạt yêu cầu.

Đối với bộ tiêu chuẩn AUN-QA, hiện có các mức chất lượng như trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Mức chất lượng theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA

Điểm Ý nghĩa điểm Ý nghĩa chất lượng

1 Không có tài liệu, kế hoạch, minh chứng

Hồn tồn chưa đủ; phải có sự cải thiện ngay lập tức

2 Đang trong giai đoạn hoạch định Chưa đủ, cần có cải thiện 3

Có các tài liệu, nhưng lại khơng có minh chứng rõ ràng về việc các tài liệu được sử dụng

Chưa đủ, nhưng những cải thiện bổ sung sẽ đưa đến mức đủ 4

Có các hồ sơ, tài liệu và minh chứng rõ ràng về việc chúng được sử dụng

Đủ như mong đợi (Đáp ứng các tiêu chuẩn của AUN-QA) 5 Có minh chứng rõ ràng về hiệu quả Tốt hơn mong đợi

6 Là tấm gương điển hình tốt Là tấm gương điển hình tốt 7 Xuất sắc, vượt trội Xuất sắc, vượt trội

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016 Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học [4].

Nhận xét: Tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá của một số chương

trình dựa trên 15 tiêu chuẩn của AUN-QA và Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học cho thấy: Các chương trình được đánh giá đều đạt yêu cầu của bộ tiêu chuẩn. Trong đó:

Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đầu ra và sự hài lịng của các bên liên quan ln ln được đánh giá ở mức vượt quá mong đợi.

Chất lượng đội ngũ giảng viên luôn được đánh giá ở mức cao.

Chất lượng sinh viên của trường cũng được đánh giá rất cao, đặc biệt đã đạt mức điểm cao, nghĩa là tấm gương điển hình tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)