Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm
1.3.1. Một số đặc điểm phát triển vùng miền và trường Đại học Tây Bắc
Tây Bắc là cách gọi theo phương vị, chỉ vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc lấy Thủ đô Hà Nội làm chuẩn. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về địa giới của khu Tây Bắc, song Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, n Bái, một phần của Hồ Bình với diện tích hơn 46.000 km2, có 23 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông, Lự, Hoa, Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao, Lào, La Ha, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Hủ…
Phía Bắc của khu tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có đường biên giới dài 513 km; phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Phong Sa Lỳ của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 552
km; phía Đơng, Đơng Nam và Nam tiếp giáp các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hố, Hồ Bình.
Tây Bắc được coi là vùng đất “Tam Mãnh” qua Lào vào Vân Nam và Hưng Hố. Hiện nay, Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự và trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Sau hịa bình lập lại (1954), để đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên tại chỗ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở Tây Bắc trong thời kỳ mới, ngày 30/06/1960, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ Nguyễn Văn Hun đã kí Quyết định số 267/QĐ về việc thành lập Trường Sư phạm cấp II liên tỉnh, trong đó có Trường Sư phạm cấp II đặt tại Khu Tự trị Thái - Mèo. Từ đó đến năm 1980 là thời kì Nhà trường phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng bằng ý chí và nghị lực vượt khó, Trường đã khơng ngừng vươn lên, trưởng thành. Đội ngũ cán bộ, giáo viên khơng ngừng tăng lên. Cơng tác đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Các đồn thể quần chúng ngày càng vững mạnh. Thành tựu rực rỡ nhất của Nhà trường trong 20 năm xây dựng và phát triển là đã đào tạo, bồi dưỡng được 2.271 giáo viên (thuộc các hệ 7+2, 7+3, 10+3 và Cao đẳng bồi dưỡng), trong đó có 490 giáo viên người dân tộc thiểu số. Đây là kết quả sự nỗ lực phấn đấu đầy tâm huyết của tập thể Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, cùng toàn thể cán bộ, giáo viên và giáo sinh Nhà trường.
Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự bùng nổ của thông tin đã mang đến cho các dân tộc nhiều vận hội để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng, trong quá trình hội nhập, các dân tộc cũng phải đối mặt với khơng ít những hiểm hoạ và thách thức. Hoà nhập nhưng khơng bị hồ tan là mục tiêu của các nước đang phát triển như nước ta.
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tây Bắc đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại được cải thiện đáng kể; nền kinh tế đang từng bước có sự chuyển dịch từ
cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hoá giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh lịch sử đó, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, ngày 23/03/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Tây Bắc đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, từng bước phát triển đi lên và đạt được những thành tựu rực rỡ về tất cả các mặt. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất của Nhà trường đạt được thời gian qua là đã xây dựng được đội ngũ giáo viên cán bộ hùng hậu. Nhà trường đã đào tạo được nhiều thế hệ sinh viên thuộc các ngành Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Khoa học máy tính. Hầu hết những Cử nhân tốt nghiệp dưới mái Trường Đại học Tây Bắc ra trường đều có việc làm, được xã hội thừa nhận, đánh giáo cao; trong số những sinh viên tốt nghiệp, nhiều em đã trở thành giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và có khơng ít sinh viên đã thi đỗ vào các lớp Thạc sĩ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia.
Đến nay, trường Đại học Tây Bắc là trường đại học đa ngành cấp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và cao học của cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ngồi đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý lớn.
Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Tây Bắc đã được tổ chức đồng bộ, trong đó đơn vị chun mơn gồm có: khoa Tốn - Lí - Tin (2002), khoa Ngữ văn (2002), khoa Sinh - Hoá (2002), khoa Sử - Địa (2002), khoa Tiểu học - Mầm non (2003), khoa Nông - Lâm - Kinh tế (2006), khoa Ngoại Ngữ
(2008), khoa Lí luận Chính trị (2009), khoa Kinh tế (2009), khoa Thể dục Thể thao (2010), Bộ mơn Tâm lí Giáo dục.
Từ tháng 08 năm 2010 Bộ môn Giáo dục Thể chất được quyết định thành lập thành Khoa Thể dục Thể thao thuộc Trường Đại học Tây Bắc. Khoa Thể dục Thể thao thực hiện nhiệm vụ đào tạo các ngành sau: Đào tạo trình độ cao đẳng, ngành sư phạm giáo dục thể chất; Đào tạo trình độ đại học, ngành sư phạm giáo dục thể chất; Giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên các khối không chuyên. Các Bộ môn - Tổ trực thuộc Khoa TDTT: Bộ môn Điền kinh – Thể dục – Bơi lội; Bộ mơn: Bóng – Võ – Vật – Thể thao dân tộc; Bộ môn: Lý luận và phương pháp dạy học.