Thực trạng chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc (Trang 67 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1.2. Thực trạng chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm

chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành GDTC có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững các tri thức cơ bản về các môn thể thao và phương pháp giảng dạy GDTC. Có khả năng giảng dạy tốt các kiến thức GDTC đáp ứng mọi chương trình của các bậc học, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Chương trình hướng tới trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận, phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức thi đấu, phương pháp trọng tài, các kiến thức cơ bản về huấn luyện các môn thể thao.

Về kỹ năng

Trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng tốt các phương pháp dạy học các môn thể thao cho học sinh các cấp; rèn luyện cho sinh viên khả năng thực hành chính xác kỹ thuật động tác các môn thể thao trong công tác giảng dạy, huấn luyện.

Thời gian đào tạo: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo

về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Khối lượng kiến thức tồn khóa (tính bằng đơn vị tín chỉ)

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 120 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào

tạo về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy định tại Điều 27 của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo được sửa đổi theo Thông tư số 57/2012/TT- BGDĐT ngày 27/12/2012.

Thang điểm: Thang điểm 10.

Hướng dẫn thực hiện chương trình

Quá trình thực hiện chương trình căn cứ vào quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, đồng thời căn cứ vào những quy định hiện hành của Trường Đại học Tây Bắc và Bộ Giáo dục - Đào tạo để thực hiện chương trình.

Đối với chương trình chi tiết của từng học phần, q trình thực hiện có thể được đổi mới theo hướng đem lại hiệu quả cao trong đào tạo. Sự thay đổi này phải được thông qua Bộ môn, Khoa và được Ban Giám hiệu phê duyệt.

Căn cứ kết quả tổng hợp và phân tích kết quả đánh giá của một số chương trình dựa trên 15 tiêu chuẩn của AUN-QA và Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường Đại học Tây Bắc. Đề tài đã xác định một số tiêu chí bước đầu dùng để đánh giá chương trình đào tạo. Các tiêu chí cụ thể như sau:

(1) Chuẩn đầu ra của chương trình.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Mục tiêu của chương trình đào tạo đại học ngành GDTC của trường Đại học Tây Bắc được xác định rõ ràng phù hợp với mục tiêu toàn diện cho sinh viên; Chương trình đào tạo đại học ngành GDTC cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ đảm bảo cho sinh viên rèn luyện sức khỏe và tham gia vào hoạt động trong và ngoài trường; Đảm bảo được yêu cầu về chuẩn đầu ra đối với đào tạo giáo viên thể dục trình độ đại học.

(2) Nội dung chương trình đào tạo.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đại học ngành GDTC với trình độ đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên vùng Tây Bắc; Khối kiến thức các tín chỉ của mơn học phù hợp với định hướng đào tạo cán bộ, giáo viên thể dục vùng Tây Bắc; Đảm bảo tính pháp lý về thời lương quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường Đại học Tây Bắc; Phù hợp với trình độ chun mơn của giảng viên khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc.

(3) Cấu trúc chương trình.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Đảm bảo hợp lý cấu trúc nội dung các học phần; Thời lượng từng học phần thiết kế hợp lý ;

Phù hợp với xu thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Đảm bảo nâng cao tính tích cực cho người học.

(4) Kiểm tra – đánh giá mơn học.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Hình thức kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục tiêu của môn học; Khuyến khích được sinh viên học tập hiệu quả hơn; Sinh viên hài lòng về việc đánh giá kết quả học tập môn học.

(5) Chất lượng đội ngũ giảng viên.

Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc nhận định về: Năng lực của giảng viên có tương xứng với nhiệm vụ được giao; Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện tốt chương trình đào tạo đại học ngành GDTC của trường Đại học Tây Bắc.

(6) Cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng u cầu mơn học chun ngành; Đủ giáo trình, tài liệu.

(7) Hoạt động ngoại khóa.

Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc nhận định về: Mức độ hoạt động hiệu quả của câu lạc bộ thể thao; tập luyện ngoại khóa của sinh viên; Thành tích thi đấu của sinh viên.

(8) Đánh giá kết quả học tập.

Tiêu chí này được đánh giá thơng qua việc nhận định về: Kết quả học tập ở môn học chuyên ngành; Chỉ tiêu rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Gíao dục và Đào tạo.

Kết quả đánh giá bước đầu được thực hiện thông qua phỏng vấn 27 giảng viên, cán bộ quản lý, các chuyên gia. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn đánh giá chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất trường Đại học Tây Bắc (n= 27)

TT Tiêu chí

Tỷ lệ

Mean SD Thấp Trung

bình Cao

1 Chuẩn đầu ra của chương

trình 44.4 40.7 14.8 2.67 1.04 2 Nội dung chương trình đào

tạo 29.6 48.1 22.2 2.89 0.93 3 Cấu trúc chương trình 14.8 14.8 70.4 3.63 1.08 4 Kiểm tra – đánh giá môn

học 29.6 48.1 22.2 2.93 0.87 5 Chất lượng đội ngũ giảng

viên 18.5 44.4 37.0 3.15 0.95 6 Cơ sở vật chất và trang

thiết bị 25.9 44.4 29.6 3.04 0.90 7 Hoạt động ngoại khóa 22.2 37.0 40.7 3.19 1.04 8 Đánh giá kết quả học tập 29.6 37.0 33.3 3.04 0.94

Đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra – đánh giá môn học

Chuẩn đầu ra của chương trình Cấu trúc chương trình

Cơ sở vật chất và trang thiết bị Chất lượng đội ngũ giảng viên Hoạt động ngoại khóa

Nội dung chương trình đào tạo

Biểu đồ 3.1. Kết quả phỏng vấn đánh giá chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất trường Đại học Tây Bắc

Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: tỷ lệ trả lời các câu hỏi nhận định về đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT ở 8 tiêu chí theo các mức độ khác nhau. Khi tính điểm trung bình (Mean) theo thang đo Likert thì cao nhất là 3.63 điểm và thấp nhất là 2.67

điểm. So sánh điểm trung bình theo thang đo Likert thì đều nằm trong khoảng từ 2.61 - 3.40 (mức bình thường). Như vậy, đa số các ý kiến phỏng vấn đều đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT còn ở mức độ chất lượng bình thường. Kết quả này cho thấy cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT của trường Đại học Tây Bắc.

Khi xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo mức tăng dần về tỷ lệ % của kết quả phỏng vấn (Percent) được trình bày ở biểu đồ 3.1 cho thấy thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

1. Đánh giá kết quả học tập. 2. Hoạt động ngoại khóa.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. 4. Chất lượng đội ngũ giảng viên. 5. Kiểm tra – đánh giá môn học. 6. Cấu trúc chương trình.

7. Nội dung chương trình đào tạo. 8. Chuẩn đầu ra của chương trình.

Từ kết quả trên cho thấy: Khoa TDTT trường đại học Tây Bắc đã làm tốt đối với các tiêu chí: Đánh giá kết quả học tập; Hoạt động ngoại khóa. Cịn tiêu chí về cơ sở vật chất và trang thiết bị, chất lượng đội ngũ giảng viên ở nhóm tiếp theo. Tuy nhiên, cả 3 tiêu chí có liên quan đến xây dựng chương trình (Cấu trúc chương trình, Nội dung chương trình đào tạo) đều nhận được sự đánh giá ở mức thấp nhất trong 8 tiêu chí. Đặc biệt là việc xây dựng chương trình đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình (tiêu chí 8) cịn ở mức rất thấp.

Từ kết quả trên một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất trường đại học Tây Bắc đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu xã hội ở vùng Tây Bắc.

Từ kết quả thống kê chương trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc cho thấy: Nội dung trong chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa TDTT của trường đại học Tây Bắc đã đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Chương trình đào tạo có sự mềm dẻo trong việc sinh viên được tự chọn các môn thể thao. Đảm bảo thực hiện được chuẩn đầu ra của bậc đại học, đồng thời phù hợp với thực tế về đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên thể dục vùng Tây Bắc.

Đối với các môn thể thao nâng cao được lựa chọn theo các quy định do khoa TDTT đưa ra, nhằm đào tạo các sinh viên có khả năng sư phạm và thực hành thể thao đối với môn chuyên ngành. Đây là cơ sở quan trọng làm nền tảng đáp ứng các chuẩn đầu ra đối với ngành đào tạo với đặc thù TDTT.

Như vậy thơng qua chương trình đào tạo được thống kê, đề tài bước đầu đã xác định được các môn thể thao thuộc nội dung giảng dạy bắt buộc và tự chọn cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc.

Căn cứ vào chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc sẽ là cơ sở để đánh giá các điều kiện đảm bảo về số lượng giảng viên, trình độ giảng viên và các điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc.

Dựa vào chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng đã liệt kê để làm căn cứ đánh giá mức độ liên thơng giữa hai trình độ khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. Đồng thời làm cơ sở đối chiếu các chương trình mơn học chi tiết với các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT khác, cũng như làm cơ sở lựa chọn các giải pháp liên quan đến việc sử dụng, liên kết với các chương trình mơn học của các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT tiên tiến ở trong nước và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)