Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc được tiến hành trong thời gian 01 năm học (2015-2016). Đối tượng thực nghiệm dùng để đánh giá hiệu quả các giải pháp là khóa Đại học 54 (năm nhập học 2013). Khi xác định hiệu quả của giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc đã lựa chọn, đề tài căn cứ vào kết quả:
Giải pháp 1 đánh giá bước đầu thơng qua: Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên.
Giải pháp 3 đánh giá thông qua: Xây dựng chương trình ngành GDTC; Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học từ ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên; Kết quả học tập trong chương trình GDTC và kiểm tra đánh giá theo nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giải pháp 2 về “Phát triển năng lực của giảng viên” và giải pháp 4 về “Tăng cường đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC và thể thao” được đánh giá gián tiếp thông qua việc đổi mới xây dựng chương trình ngành GDTC. Vì thực chất để đổi mới được chương trình ngành GDTC thì điều kiện đảm bảo thực hiện ln ở mức tiên quyết là đội ngũ giảng viên và hạ tầng cơ sở vật chất TDTT. Như vậy, trong kết quả ứng dụng các giải pháp đã lựa chọn, đề tài không dẫn giải những kết quả của hai yếu tố này.
Đồng thời đây cũng là hai yếu tố địi hỏi phải có sự đầu tư chiến lược với thời gian dài mới phát triển bền vững.
Các đối tượng thực nghiệm này đều được áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc mà quá trình nghiên cứu của đề tài đã xây dựng. Đồng thời được tham gia các câu lạc bộ, các đội đại biểu với các biện pháp, hình thức tổ chức, quản lý một cách chặt chẽ và có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị có liên quan trong nhà trường.
Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, luận án tiến hành so sánh kết quả đạt được trên đối tượng thực nghiệm với kết quả của các khóa trước đó dựa trên số liệu lưu trữ của nhà trường. Từ đó đánh giá hiệu quả của các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc.
Kết quả thực nghiệm trình bày tại mục 3.3.2 đến mục 3.3.7 của luận án.
3.3.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên với học tập mơn chun ngành
Để đánh giá tính tích cực học tập mơn chun ngành của sinh viên, đề tài đã tiến hành vận dụng đánh giá thông qua kết quả phỏng vấn theo thang bậc của Bloom đối với việc học tập các môn thể thao chuyên ngành của sinh viên. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn dựa trên những dấu hiệu gồm:
Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân. Hiểu và hệ thống hóa kiến thức mơn chun ngành.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phân tích, đánh giá ở mơn học khác phục vụ mơn chun ngành. Tự trải nghiệm để tìm kiếm cách thức áp dụng kiến thức với thực tiễn. Mỗi câu hỏi phỏng vấn được sinh viên nhận định trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert (Với C1 là rất không đồng ý đến C5 là rất đồng ý). Số lượng phỏng vấn gồm 57 sinh viên khóa đại học 54. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.8.
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn về nhận thức của sinh viên với học tập môn chuyên ngành (n = 57) TT Dấu hiệu Kết quả phỏng vấn Mean Sd Thấp Trung bình Cao 1 Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân 3.51 1.75 94.74 4.42 0.78 2 Hiểu và hệ thống hóa kiến thức
mơn chun ngành 5.26 17.54 77.19 4.40 1.02 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng để
giải quyết các vấn đề thực tiễn 3.51 3.51 92.98 4.42 0.80 4 Phân tích, đánh giá ở mơn học
khác phục vụ môn chuyên ngành 3.51 1.75 94.74 4.47 0.78 5
Tự trải nghiệm để tìm kiếm cách thức áp dụng kiến thức với thực
tiễn 5.26 10.53 84.21 4.46 1.00
Biểu đồ 3.8. Kết quả phỏng vấn về nhận thức của sinh viên với học tập môn chuyên ngành
Từ kết quả thu được ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Các câu hỏi về Để đánh giá tính tích cực học tập mơn chun ngành của sinh viên ở biểu đồ 3.8 đều có giá trị điểm trung bình (Mean) từ 4.40 đến 4.47 với độ lệch chuẩn (SD) từ 0.78 đến 1.02. Như vậy đều nằm trong mức đánh giá rất đồng ý (4.21 – 5.00). Nhìn một cách tổng quát cho thấy, sinh viên có nhận thức tốt về
mối quan hệ giữa quá trình học tập và nghề nghiệp của mình. Từ đó tích cực, chủ động học tập để đạt được các chuẩn đầu ra mà chương trình đặt ra và chuẩn bị tích cực cho cơng việc tương lai của mình.
3.3.3. Xây dựng chương trình đào tạo ngành GDTC
Được sự đồng thuận của trường Đại học Tây Bắc và Khoa TDTT, chúng tôi bước đầu đã xây dựng được Chương trình đào tạo đại học ngành GDTC. Chương trình đào tạo sau khi xây dựng đã được ban hành theo quyết định số 907/QĐ-ĐTĐH ngày 4/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc [53]. Nội dung cụ thể của chương trình như sau:
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Thể chất có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững các tri thức cơ bản về các môn thể thao và phương pháp giảng dạy Giáo dục Thể chất ở các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Có khả năng giảng dạy tốt các kiến thức Giáo dục Thể chất cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học, đáp ứng mọi chương trình của các bậc học, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường hiện nay.
Mục tiêu cụ thể
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
Về kiến thức
Chương trình hướng tới trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận, phương pháp tổ chức thi đấu, phương pháp trọng tài, phương pháp giảng dạy, các kiến thức cơ bản về huấn luyện các môn thể thao.
Về kỹ năng
Trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng tốt các phương pháp dạy học các môn thể thao cho học sinh các cấp; rèn luyện cho sinh viên khả năng thực hành chính xác kỹ thuật động tác các mơn thể thao trong công tác giảng dạy.
Thời gian đào tạo: Theo quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT về đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Khối lượng kiến thức tồn khóa (tính bằng đơn vị tín chỉ) Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 150 tín chỉ
Kiến thức giáo dục đại cương : 29 tín chỉ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 121 tín chỉ
Trong đó:
Kiến thức cơ sở ngành : 51 tín chỉ Kiến thức chuyên ngành : 54 tín chỉ Kiến thức nghiệp vụ sư phạm và thực tập
chun mơn
: 09 tín chỉ Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần tương
đương
: 07 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Quy trình đào tạo: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy định tại Điều 27 của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi theo Thông tư số 57/2012/TT- BGDĐT ngày 27/12/2012.
Thang điểm: Thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ.
Hướng dẫn thực hiện chương trình:
Quá trình thực hiện chương trình căn cứ vào quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, đồng thời căn cứ vào những quy định hiện hành của Trường Đại học Tây Bắc và Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình.
Đối với chương trình chi tiết của từng học phần, q trình thực hiện có thể được đổi mới theo hướng đem lại hiệu quả cao trong đào tạo. Sự thay đổi này phải được thông qua Bộ môn, Khoa và được Ban giám hiệu phê duyệt.
Điểm mới cơ bản của chương trình đào tạo cử nhân TDTT mới xây dựng là được chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ.
3.3.4. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành qua ý kiến phản hồi của sinh viên ngành qua ý kiến phản hồi của sinh viên
Sau khi áp dụng các giải pháp, đề tài đã xây dựng được chương trình đào tạo ngành GDTC và được trường Đại học Tây Bắc đưa vào ứng dụng. Bước đầu đánh chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc đào tạo thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy các mơn học chun ngành trong chương trình đào tạo đại học ngành GDTC của trường Đại học Tây Bắc thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên với 10 câu hỏi nhận định theo thang đo Likert. Cụ thể:
(1) Giảng viên đã phổ biến đầy đủ cho sinh viên về các môn học và các tài liệu liên quan.
(2) Giảng viên đã giới thiệu đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cơ bản của các mơn học trong chương trình đào tạo.
(3) Nội dung các mơn học thiết thực và hữu ích.
(4) Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy đã lôi cuốn được sinh viên.
(5) Giảng viên sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất TDTT cho công tác giảng dạy.
(6) Bài tập, lượng vận động trong chương trình đào tạo đưa ra phù hợp và hình thành được những kỹ năng thực hành cần thiết cho sinh viên.
(7) Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên tập luyện ngoại khóa và học tập nâng cao.
(8) Giảng viên luôn quan tâm tới tiến bộ của sinh viên trong q trình học tập, có sự động viên, khuyến khích kịp thời.
(9) Giảng viên khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm về các vấn đề của môn học.
(10) Giảng viên tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đảm bảo công bằng và phản ánh đúng năng lực của sinh viên.
Mức độ đồng thuận về chương trình đào tạo ngành GDTC được xác định thông qua kết quả phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn của đề tài là 112 sinh viên. Kết quả về tần suất trả lời được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thống kê tần suất trả lời về đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chun khoa TDTT thơng qua ý kiến sinh viên (n = 112)
TT Phương án trả lời Tần suất Tỷ lệ (%)
1 Rất đồng ý 381 34.0 2 Đồng ý 481 42.9 3 Không ý kiến 183 16.3 4 Không đồng ý 43 3.8 5 Rất không đồng ý 32 2.9 Tổng 1120 100
Kết quả thu được ở bảng 3.14: tần suất trả lời ở phương án “Rất đồng ý” là 381 chiếm 34.0%; phương án “Đồng ý” là 481 chiếm tỷ lệ 42.9%; phương án “Không ý kiến” là 183 chiếm tỷ lệ 16.3%. Như vậy, tổng các phương án trả lời rất đồng ý và đồng ý là 76.9%. Như vậy, chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT mà đề tài bước đầu xây dựng được đa số các ý kiến đánh giá là phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc.
Về thống kê số người trả lời ở từng giải pháp được trình bày ở bảng 3.15 (trích từ mục 4 phụ lục 8).
Bảng 3.15. Tổng hợp tần suất trả lời về đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT thông qua ý kiến sinh viên (n = 112)
TT Câu hỏi Mean
1 Giảng viên đã phổ biến đầy đủ cho sinh viên về các môn học
và các tài liệu liên quan 4.07 2 Giảng viên đã giới thiệu đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cơ
bản của các mơn học trong chương trình đào tạo 3.99 3 Nội dung các mơn học thiết thực và hữu ích 3.93 4 Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy đã lôi cuốn được
sinh viên 4.02
5 Giảng viên sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất TDTT cho công
tác giảng dạy 4.07
6
Bài tập, lượng vận động trong chương trình đào tạo đưa ra phù hợp và hình thành được những kỹ năng thực hành cần thiết cho sinh viên
4.02
7 Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên tập luyện ngoại khóa
và học tập nâng cao 3.92 8 Giảng viên luôn quan tâm tới tiến bộ của sinh viên trong quá
trình học tập, có sự động viên, khuyến khích kịp thời 3.92 9 Giảng viên khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm về các
vấn đề của môn học 4.04 10 Giảng viên tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đảm
bảo công bằng và phản ánh đúng năng lực của sinh viên 4.02
Kết quả thu được ở bảng 3.15 thấy: tỷ lệ trả lời các câu hỏi nhận định về đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT ở các mức độ khác nhau. Khi tính điểm trung bình (Mean) theo thang đo Likert thì cao nhất là 4.07 điểm và thấp nhất là 3.92 điểm. So sánh điểm trung bình theo thang đo Likert thì đều nằm trong khoảng từ 3.41 - 4.20 (mức đồng ý). Như vậy, đa số các ý kiến phỏng vấn đều đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT phù hợp và có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc.
Để xác định độ tin cậy của kết quả phỏng vấn, đề tài đã kiểm nghiệm thông qua xác định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16 (trích từ mục 5 phụ lục 8).
Bảng 3.16. Độ tin cậy của kết quả phỏng vấn sinh viên về đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT (n = 112)
Reliability Statistics
Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) n
0.871 10 Item-Total Statistics TT Câu hỏi Hệ số tương quan biến- tổng Hệ số tương quan giữa biến-tổng khi xóa biến
1 Giảng viên đã phổ biến đầy đủ cho sinh viên về
các môn học và các tài liệu liên quan 0.470 0.868 2 Giảng viên đã giới thiệu đầy đủ những kiến thức,
kỹ năng cơ bản của các mơn học trong chương trình đào tạo
0.588 0.859
3 Nội dung các môn học thiết thực và hữu ích 0.631 .856 4 Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy đã lôi
cuốn được sinh viên 0.653 0.854 5 Giảng viên sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất
TDTT cho công tác giảng dạy 0.603 0.858 6 Bài tập, lượng vận động trong chương trình đào
tạo đưa ra phù hợp và hình thành được những kỹ năng thực hành cần thiết cho sinh viên
0.643 0.855
7 Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên tập luyện
ngoại khóa và học tập nâng cao 0.632 0.855 8 Giảng viên luôn quan tâm tới tiến bộ của sinh
viên trong q trình học tập, có sự động viên, khuyến khích kịp thời
0.675 0.852
9 Giảng viên khuyến khích sinh viên bày tỏ quan
điểm về các vấn đề của môn học 0.481 0.868 10 Giảng viên tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập đảm bảo công bằng và phản ánh đúng năng lực của sinh viên
Kết quả tính tốn Cronbach’s Alpha ở bảng 3.16 cho thấy: Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) = 0.871; Biến quan sát phải loại bỏ nếu giá trị lớn hơn