Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm
1.3.3. Đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Với nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc khu vực Tây Bắc, trong nhiều năm qua, Trường Đại học Tây Bắc còn làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo cho nước bạn Lào.
Bên cạnh việc tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn nhằm bảo đảm việc đào tạo có chất lượng và gắn với thực tế, có chính sách thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và giàu kinh nghiệm tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ đào tạo với nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đổi mới công tác quản lý, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu, bổ sung, hoàn thiện
việc đào tạo theo tín chỉ, thực hiện cơng bố chuẩn đầu ra, gắn đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động nhằm tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, đối với hệ đào tạo chính quy, nhà trường đánh giá chương trình đào tạo theo tín chỉ, nâng số tín chỉ từ 130-150, tăng dung lượng, kiến thức cho sinh viên, đồng thời đổi mới tổ chức dạy và học, thi và kiểm tra đánh giá kết quả.
Vai trò của trường Đại học Tây Bắc được xác định là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của vùng Tây Bắc.
Tầm nhìn: Là trường Đại học đa ngành, phối hợp cùng sinh viên, các nhà
sử dụng nhân lực, các nhà nghiên cứu và cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nhằm đảm bảo các chương trình đào tạo có chất lượng và nghiên cứu bảo tồn những đặc trưng văn hố của các dân tộc ít người.
Trường Đại học Tây Bắc trở thành trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu ở vùng Tây Bắc, tiếp cận với các trường có đẳng cấp cao trong nước. Mỗi sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực trong mơi trường cạnh tranh; các giá trị văn hố đặc trưng của các dân tộc ít người được phát triển nhằm tạo sự phát triển bền vững của Vùng trong nền kinh tế hội nhập.
Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Trường thành trường đại học đa ngành, đa cấp định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, có đội ngũ cán bộ giảng viên đạt trình độ mức chung của ngành và có cơ cấu phù hợp, có quy mơ 15.000 sinh viên, đảm bảo uy tín chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần bảo tồn, phát triển văn hố các dân tộc Tây Bắc. Sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp có đủ năng lực trong mơi trường cạnh tranh. Từng bước phát triển nguồn tài chính để thực hiện tự chủ về tài chính. Trường xứng đáng là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu hàng đầu của Vùng, tiếp cận trình độ các trường đại học có đẳng cấp cao trong nước và khu vực.
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên:
Tăng cường đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, có khả năng triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo theo nhu cầu của người học, khả năng nghiên cứu chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu cơ bản phát triển kinh tế xã hội, văn hóa vùng Tây Bắc. Phấn đấu đến năm 2020 có 95% cán bộ, giảng viên đạt trình độ trên đại học, trong đó có 30% đạt trình độ tiến sĩ, có một số giáo sư và phó giáo sư. Hầu hết cán bộ, giảng viên đạt trình độ đại học ngoại ngữ, 50% giao tiếp với người nước ngồi về chun mơn nghiệp vụ. 100% cán bộ, giảng viên sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ thông tin cần thiết cho dạy học và nghiên cứu.
Mục tiêu về đào tạo:
Từ năm 2006 – 2010: Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo các ngành hiện có, mở thêm một số ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nâng quy mô đào tạo lên 10.000 sinh viên. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ theo lịch trình của Bộ. Xác định đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Kết hợp với các cơ sở giáo dục và trung tâm giáo dục thường xuyên tăng cường mở các lớp đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm. Tổ chức kiểm định chất lượng trường đại học. Từ năm 2010 nhận học sinh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào du học. Từ năm 2011 – 2015: Tiếp tục mở thêm các ngành đào tạo mới. Đưa quy mô sinh viên lên 15.000. Hồn thiện đào tạo theo tín chỉ. Thực hiện chương trình đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng và trung học. Chất lượng đào tạo tiếp cận trình độ các trường đại học tiến tiến trong nước. Tăng cường các dịch vụ cộng đồng. Phát triển đào tạo phi chính quy. Nhận sinh viên du học từ tất cả các nước có nhu cầu. Từ năm 2016 – 2020: Tiếp tục mở thêm các ngành đào tạo mới theo nhu cầu thị trường. Duy
trì ổn định quy mơ sinh viên ở mức 15.000. Thực hiện trao đổi sinh viên với một số trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Chất lượng đào tạo đạt trình độ khu vực. Tăng cường đào tạo nghề cho các tỉnh Tây Bắc và cả nước. Sinh viên ra trường có năng lực thích ứng, năng lực trí tuệ, năng lực hành động, năng lực tự học, tự nghiên cứu để phát triển.
Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Xây dựng Trường Đại học Tây Bắc trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm, hàng đầu của vùng Tây Bắc. Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách khoa học công nghệ của Nhà nước đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo đủ sức đảm nhận các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Nhà trường và khu vực Tây Bắc. Thực hiện trao đổi cán bộ khoa học với các trường đại học trong nước và một số trường đại học khu vực để nâng cao trình độ chun mơn và khả năng nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên.
Nghiên cứu khoa học theo các hướng: Nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng triển khai, sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc ít người. Nghiên cứu khoa học phát triển cơng nghệ nhằm tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường của vùng Tây Bắc. Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh gắn với thế mạnh đào tạo của trường, nhu cầu của vùng Tây Bắc. Thực hiện thu từ nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ 5% vào năm 2010; 10% năm 2015; 15% vào năm 2020 trong tổng thu của trường.
Mục tiêu phát triển, cung ứng các dịch vụ xã hội:
Phát triển dịch vụ đào tạo, huấn luyện nhân lực theo hướng ngày càng mở rộng. Thực hiện các dịch vụ tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cho vùng Tây Bắc. Tỷ trọng dịch vụ đạt 25 đến 30% tổng thu của trường vào năm 2020.
Định hướng phát triển của Khoa TDTT của trường Đại học Tây Bắc cho những năm tiếp theo:
Cơ cấu tổ chức: Đổi mới hệ thông quản lý, xây dựng lộ trình phát triển Khoa TDTT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cả về lượng và chất.
Hoạt động trong đào tạo: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo; giảng dạy; nghiên cứu khoa học; liên kết đào tạo; bồi dưỡng chuyên môn.
Hoạt động ngoại khố: Hồn thiện mơ hình hoạt động các câu lạc bộ; tổ chức giải thể thao; Xây dựng các đội tuyển thể thao trong trường Đại học Tây Bắc theo hướng chun mơn hóa cao. Đặc biệt là các mơn thể thao dân tộc.
Nhận xét: Để bảo đảm đào tạo chất lượng cao và tạo nên sản phẩm là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao, tạo nên sự khác biệt địi hỏi trường Đại học Tây Bắc nói chung và Khoa TDTT nói riêng phải lựa chọn được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các giá trị cốt lõi mà trường Đại học Tây Bắc đã xác định cần được Khoa TDTT chuyển hóa thành các giải pháp hành động cụ thể trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo.