1.2.3. Qũy đạo thấp và các tải nhiệt môi trường vũ trụ tác động lên vệ tinh
Các vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo đều chịu tác dụng của mơi trường nhiệt vũ trụ khắc nghiệt, trong đó mơi trường nhiệt có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự hoạt động và tuổi thọ của vệ tinh. Nghiên cứu, phân tích đáp ứng nhiệt của vệ tinh địi hỏi phải sử dụng thơng tin quỹ đạo của vệ tinh. Điều này là bởi vì đáp ứng nhiệt của vệ tinh phụ thuộc vào mơ hình tải nhiệt đầu vào, trong khi đó tải đầu vào lại phụ thuộc vào quỹ đạo, và đặc trưng chuyển động của vệ tinh. Trong luận án này, tác giả giới hạn nghiên cứu đáp ứng nhiệt của vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo thấp quanh Trái
đất.
1.2.3.1. Qũy đạo thấp quanh Trái đất (LEO)
Quỹ đạo thấp quanh Trái đất là quỹ đạo nằm ở độ cao trung bình từ 300 km đến 1000 km so với bề mặt Trái đất. Vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo này thường là đồng bộ mặt trời. Đây là một trong ba loại quỹ đạo điển hình trong phân tích
nhiệt vệ tinh ở quỹ đạo quanh Trái đất [ba loại quỹ đạo gồm: quỹ đạo tầm thấp, quỹ
Quỹ đạo đồng bộ mặt trời là quỹ đạo mà mặt phẳng của nó được định hướng
khơng đổi đối với Mặt trời khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời, vệ tinh luôn đi qua một điểm tham chiếu nhất định trên bề mặt Trái đất tại cùng một thời điểm trong ngày (cùng thời gian địa phương). Độ nghiêng của quỹ đạo thấp (đối với quỹ đạo tròn) nằm trong khoảng từ 97 đến 99 . Do đó, nó khá gần cực, cho phép vệ tinh có thể quét toàn bộ bề mặt Trái đất, và vệ tinh đi qua một điểm trên Trái đất nhiều lần trong một ngày. Một tham số quan trọng trong việc phân tích nhiệt của một vệ tinh ở các quỹ đạo thấp quanh Trái đất là góc quỹ đạo β (Hình 1.8); góc này mơ tả hướng tương đối của quỹ đạo đối với mặt trời, và được định nghĩa là góc nhỏ nhất giữa mặt phẳng quỹ đạo và tia sáng mặt trời.
(a)
(b) (c)