- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE: Chỉ tiêu này
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Giai đoạn 2018 – 2020 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động; Khủng hoảng tài chính và nợ cơng Châu Âu vẫn cịn dư âm của nó, thêm vào đấy sự nguy hiểm của đại dịch CoVid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Thị trường bất động sản đóng băng, chỉ số giá tiêu dùng tăng làm giá một số mặt hàng tăng lên; Việc tăng giá điện, giá xăng, giá than đã ảnh hưởng đến cước phí vận tải; Giá sắt thép và một số nguyên liệu đầu vào tăng lên; Sự biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào cũng gây nên khó khăn trong việc xây dựng mức dự trữ hợp lý.
Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp đối tác lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, dẫn tới các khoản phải thu tăng lên. Đặc biệt là các cơng trình thi cơng chủ yếu là được tài trợ từ nguồn vốn ODA . Thủ tục thanh toán cũng phức tạp hơn, tư vấn giám sát đòi hỏi mức độ đạt của tình trạng kỹ thuật cao hơn nên thời hạn thu hồi vốn thường bị kéo dài so với dự kiến.
Thứ hai, hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch bất động sản đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hồn thiện, cịn chồng chéo. Nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả.
Thứ ba, việc phát triển bất động sản không theo quy hoạch, khơng có kế hoạch, khơng căn cứ vào nhu cầu của thị trường và nguồn lực thực hiện. Công tác quản lý phát triển đơ thị cịn bất cập. Bên cạnh đó, chất lượng lập và thực hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, các quy hoạch chuyên ngành chưa phủ kín và khơng đồng bộ. Việc cấp phép đầu tư các dự án chưa theo quy hoạch, thường do nhà đầu tư đề xuất rồi mới quy hoạch.
Thứ tư, chính sách phát triển thị trường bất động sản chưa thật sự phù hợp, vai trị của Nhà nước trong kiểm sốt và điều tiết thị trường bất động sản thông qua thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp chưa hiệu quả. Chính sách tài chính đất đai thời gian qua cịn thiếu nhất quán, chưa rõ ràng. Thêm vào đó, việc quy định thu tiền sử dụng đất một lần đối với hầu hết các loại dự án bất động sản như hiện nay đã tạo gánh nặng về vốn đối với chủ đầu tư cũng như người dân, đồng thời chưa tạo được nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách.
Thứ năm, hệ thống các định chế tài chính bất động sản chưa được hồn thiện, thiếu nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản; chính sách tín dụng bất động sản khơng ổn định, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cũng như người dân. Nguồn vốn cho đầu tư bất động sản chủ yếu từ ngân hàng và huy động của người dân có nhu cầu. Chính sách tín dụng cho bất động sản không ổn định và rõ ràng, tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản trên tổng dư nợ của tổ chức tín dụng vẫn cịn bị hạn chế do phải đảm bảo an toàn hệ thống, lãi suất thay đổi nhiều lần trong thời gian ngắn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, đối với những cơng trình trong Bộ Quốc Phịng việc giải phóng mặt bằng có lúc cịn bị chậm, chính sách hỗ trợ nhà ở đối với cán bộ trong Bộ Quốc Phòng thời gian gần đây ít gây khó khăn cho việc triển khai các dự án nhà ở cán bộ, quân nhân.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Công tác quản lý VLĐ chưa thực sự đạt hiệu quả thể hiện: + Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến lượng hàng tồn kho quá nhiều nhưng khơng đem lại hiệu quả; Do đó kéo theo nhiều chi phí khơng cần thiết như: Chi phí kho bãi, bảo quản,… làm vốn lưu động bị ứ đọng trong khâu dự trữ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Công tác thu hồi nợ chưa được quan tâm đúng mức; Công ty vẫn bị chiếm dụng vốn nhiều. Do tình hình chung của nền kinh tế và do đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên việc chiếm dụng nợ và bị chiếm dụng thường xuyên xảy ra; Tuy nhiên, Cơng ty cần có biện pháp hợp lý để tránh tình trạng mất uy tín; Lựa chọn chủ đầu tư có tài chính lành mạnh để tránh tình trạng bị chiếm dụng.
Thứ hai: Việc quản lý chi phí chưa hiệu quả, nhất là giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp cịn cao, nên tuy doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận tăng chưa tương xứng. Công ty chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Cơ chế quản lý vốn có vai trị quan trọng trong quản lý tài chính và ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý tài sản, doanh thu và chi phí.
Thứ ba: VCSH chiếm tỷ trọng ít trong tổng nguồn vốn và tăng ít chính sách về lợi nhuận của công ty chưa hỗ trợ cho việc gia tăng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu
Thứ tư, nhận thức của nhà lãnh đạo cũng như trình độ của bộ máy quản lý tài chính chưa đáp ứng được u cầu của cơng việc phân tích dự báo. Người đứng đầu DN chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác dự báo nên việc đầu tư vào hạng mục này chưa được chú trọng đúng mức. Đa phần, công tác quản trị của DN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa sử dụng số liệu báo cáo tài chính làm căn cứ dự báo chuyên sâu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, luận văn đã tập trung phân tích tình hình thực tiễn, thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng cơng ty xây dựng cơng trình hàng khơng ACC - Qn chủng phịng khơng - Khơng qn, Bộ Quốc Phịng giai đoạn 2019-2021. Qua nghiên cứu cho thấy: Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là khả quan, cơ cấu VKD của Tổng cơng ty vẫn duy trì theo hướng tăng tỷ trọng TSNH và giảm tỷ trọng TSDH, nợ phải trả các năm, cơ cấu nguồn vốn, tình hình quản lý sử dụng VCĐ, VLĐ, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng VKD, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH, hệ số lãi ròng, mức độ sử dụng địn bẩy tài chính. Từ đó, luận văn đã đánh giá được những kết quả đạt được và hạn chế lớn trong công tác tổ chức quản trị, sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty. Từ thực trạng trên luận văn đã chỉ ra được những điểm đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở để đưa ra những giải pháp ở Chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3