Kiến nghị đối với Nhà nước Về xây dựng hành lang pháp lý:

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC - Quân chủng phòng không - Không quân, Bộ Quốc Phòng (Trang 104 - 106)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE: Chỉ tiêu này

KHƠNG ACC QN CHỦNG PHỊNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN, BỘ QUỐC PHÒNG

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Về xây dựng hành lang pháp lý:

Về xây dựng hành lang pháp lý:

Thứ nhất, Xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn. Tạo ra sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế; Tránh tình trạng quá ưu tiên các doanh nghiệp lớn nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Công bố các thơng tin đầy đủ, tồn diện đối với các dự án có nguồn ngân sách Nhà nước; Tạo sự bình đẳng trong đấu thầu các dự án.

Thứ hai: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thuận tiện gọn nhẹ hơn để giúp các doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh; Đảm bảo cho thị trường tài chính của Việt Nam được phát triển lành mạnh; Phản ánh đúng luật cung – cầu của thị trường; Tạo ra kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả. Thêm vào đó, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các công ty như: Giảm thuế suất thuế TNDN đối với nhiều đối tượng; Gia hạn thời gian nộp thuế dài hơn…

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ về nguồn vốn đối với DN nhỏ và vừa: Vốn là điểm bắt đầu, là điều kiện tiên quyết đối với DN, đặc biệt trong hoạt động của DN XD là loại hình DN cần nguồn vốn lớn, thời gian dài. Trong thời gian vừa qua việc tiếp cận vốn đối với DN nhỏ và vừa cịn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đến từ NHTM lãi suất cao, và đòi hỏi nhiều yêu cầu về thế chấp nên việc tiếp cận nguồn vốn này không dễ dàng đối với DN. Để giải quyết vấn đề này chính phủ (NHNN) cần tạo cơ chế thơng thoáng hơn đối với DNXD cụ thể:

– Linh hoạt và nhanh chóng cho các cơng ty vay vốn khi đủ điều kiện để có thể chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

– Các tổ chức tín dụng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm tương ứng với từng đối tượng để phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh của các cơng ty.

– Giảm lãi suất cho vay và chi phí vay vốn; Ngân hàng có thể kết hợp với cơng ty đồng thực hiện các dự án; Tăng cường nội lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

– Ngân hàng nhà nước cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đối cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại – vì nền kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng tồn cầu hóa ngày càng rộng, các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngồi ngày càng nhiều, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam, Nhà nước phải có chính sách bảo hộ các doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư: Chính phủ cần tiếp tục rà soát và ban hành những quy định mới về hoạt động của thị trường BĐS nhằm lành mạnh hóa hoạt động của thị trường, có những chế tài xử lý đối với những hoạt động đầu cơ, thao túng giá đối với thị trường BĐS.

Về ổn định kinh tế vĩ mô sau đại dịch Covid 19

Chính phủ cần tiếp tục duy trì và để ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định. Sự tăng trưởng của nền kinh tế phải được đảm bảo về mặt chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và bảo đảm hội nhập của nền kinh tế. Tạo môi trường tăng trưởng lành mạnh, kiềm chế lạm phát, duy trì lãi suất ổn định tạo điều kiện cho các DN nói chung, DNXD nói riêng kinh doanh hiệu quả

Chính phủ cần ban hành các chính sách kinh tế phù hợp (chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách lãi suất.....) với diễn biến với tình hình đại dịch Covid 19 nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN

Cần có chính sách ổn định giá cả đối với nguyên vật liệu xây dựng nhằm tạo điều kiện ổn định giá yếu tố đầu vào của các DNXD.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC - Quân chủng phòng không - Không quân, Bộ Quốc Phòng (Trang 104 - 106)