Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 30 - 35)

1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp

1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) cho biết một trăm đồng doanh thu thuần thu được trong kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ suất càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, tỷ suất mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Về mặt lý thuyết, trị số ROS càng cao, khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, năng lực tài chính càng cao và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng tài sản bình quân đem vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Về mặt trị số ROA càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, rủi ro tài chính càng thấp; ngược lại, trị số ROA thấp chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh kém, rủi ro tài chính càng cao.

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) cho biết khả năng sinh lời của tài sản: một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay hoặc cứ 100 đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản =

Trong đó: Tổng tài sản bình qn =

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, trị số của chỉ tiêu ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng quy mơ.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) =

Trong đó: Vốn chủ sở hữu bình qn =

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ROE:

Khi phân tích và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp người ta thường dùng phương pháp DuPont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này thể hiện tình hình tốt hay xấu của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây ra kết quả, từ đó cho thấy ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỷ số tổng hợp. Phương pháp Dupont rất có hiệu quả trong phân tích, tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, có đội ngũ cán bộ phân tích chun trách, có trình độ. Vì phương pháp này khơng chỉ địi hỏi đánh giá sự tác động của chỉ tiêu thanh phần với chỉ tiêu tổng hợp mà còn sử dụng kinh tế lượng để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu thành phần với nhau.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để đánh giá sự biến động của ROE là tích cực hay tiêu cực cần nghiên cứu tồn diện hơn, tức là đặt ROE trong mối quan hệ với các nhân tố tổ chức sử dụng vốn, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và mức độ sử dụng địn bẩy tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE như sau:

Ta có:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản

Hay

ROE = ROS x Vòng quay

tài sản x

Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính

Như vậy, sự thay đổi ROE có thể là do ít nhất một trong 3 yếu tố trên gây ra:

- Hiệu quả hoạt động – chi phí quản lý doanh nghiệp – thể hiện qua ROS (như đã trình bày ở trên).

- Hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp –thể hiện qua vịng quay/TTS (như đã trình bày ở trên).

- Mức độ sử dụng đòn bẩy thể hiện qua Tổng tài sản bình quân/VCSH

Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính = Tổng TS bình qn/VCSH bình qn = Nợ phải trả bình quân/VCSH bình quân + 1.

Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính hữu tăng tức là doanh nghiệp tăng huy động vốn từ bên ngoài.Nhưng nếu Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính giảm thì doanh nghiệp đang giảm huy động vốn từ bên ngồi.

Như vậy, sự thay đổi ROE có thể do ít nhất một trong ba yếu tố trên gây ra. Mặt khác, doanh nghiệp muốn cải thiện ROE thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 30 - 35)

w