2.3 Đánh giá về thực trạng năng lực tài chính của Cơng ty CP Thương Mại và
2.3.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Cơng ty CP
Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành
Nhóm nguyên nhân khách quan
- Nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng
Giai đoạn năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là
một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi tăng trưởng sẽ tác động đến tình hình kinh tế nói chung và ngành VLXD nói riêng. Các chính sách như Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và năm 2023 với từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng); phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng); cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh. Tổng quy mơ chính sách tài khóa khoảng là 291 nghìn tỷ đồng, gồm quy mơ tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 240 nghìn tỷ đồng. Cho thấy có sự ưu tiên lớn đến lĩnh vực đầu tư công nên các công ty kinh doanh VLXD sẽ được hưởng lợi các chính sách ưu tiên của chính phủ.
- Quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước
Hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty bị ảnh hưởng từ các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước như quyết định về thuế xuất nhập khẩu, thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành thép và chịu sự canh tranh của nguồn thép giá từ Trung Quốc. Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang trong q trình hồn thiện và sửa đổi, do vậy đã tác động đến năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành.
- Biến động lãi suất
Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành vật liệu xây dựng, Cơng ty có địn bẩy tài chính tương đối cao trong đó chủ yếu là các khoản nợ vay NH để tài trợ nhu cầu VLĐ. Việc huy động nguồn vốn vay lớn có thể giúp cơng ty thêm sự chủ động về nguồn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song cũng dẫn đến gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài và làm giảm khả năng đối phó với những rủi ro phát sinh do sự ràng buộc các điều khoản hợp đồng vay vốn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty… Bên cạnh đó, duy trì tỷ lệ nợ vay cũng đặt Công
ty đối mặt với rủi ro tài chính do biến động lãi suất rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí tài chính trong khi Cơng ty lại khơng thể tăng giá bán để bù đắp chi phí này trước bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn mà thị trường VLXD phải trải qua.
- Biến động giá hàng hóa
Giá hàng hóa VLXD như sắt thép, quặng kim loại chịu sự biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Với sự bất ổn của kinh tế thế giới khi FED dự kiến tăng lãi suất, chiến tranh Nga – Ukraina chưa có hồi kết, chính sách Zero Covid của Trung Quốc…sẽ tác động lên hàng hóa là VLXD như sắt thép, xi măng, tác động nên nguồn cung cấp cho thị trường.
Lạm phát toàn cầu tiếp tục gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát tăng cao bởi các nguyên nhân chính sau: Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch; Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng; Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế. Khi đó, giá cả VLXD biến động thất thường và nhu cầu thị trường sẽ chịu sự ảnh hưởng chung của giá cả hàng hóa, nếu cơng ty khơng dự báo được trước có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của cơng ty, điều này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của cơng ty.
- Tình hình cạnh tranh trong nước
Có thể thấy ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam đang phải đối mặt tình hình cạnh tranh rất lớn, khơng chỉ trong nội bộ ngành mà còn cả áp lực từ nguồn nhập khẩu nước ngồi, đặc biệt là hàng hóa sắt thép xây dựng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi, ngành VLXD là ngành đặc thù thâm dụng vốn lớn, biên lợi nhuận
lại thấp nên các doanh nghiệp vừa phải canh tranh về giá bán, vừa phải huy động chủ yếu từ nguồn vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh nên ảnh hưởng đến hiệu quả trong kinh doanh.
Nhóm ngun nhân chủ quan
- Cơng ty chưa chú trọng cũng như chưa có biện pháp quản lý hiệu quả vốn bằng tiền. Quản lý tiền mặt địi hỏi Cơng ty phải nghiên cứu và đưa ra những quyết định đầu tư ngắn hạn với các tài sản có tính thanh khoản cao, vừa đảm bảo khả năng thanh tốn tức thời, vừa sinh lợi, tránh gây lãng phí, sử dụng ko hiệu quả tiền mặt;
- Công ty quản trị khoản phải thu chưa tốt, tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân năm 2021 tăng 37%, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu với tỷ lệ tổng khoản phải thu/doanh thu là 105%, tính riêng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng/doanh thu là 55%. Công tác thu hồi công nợ chưa được thực hiện nghiêm ngặt, các khoản phải thu đang phát sinh khá lớn làm gia tăng chi phí sử dụng vốn kinh doanh. Cơng ty cần có biện pháp rõ ràng trong việc phân loại công nợ để theo dõi và quản lý cho hiệu quả.
- Cơng ty tính tốn ln chuyển hàng tồn kho còn kém, giá trị hàng tồn kho bình quân năm 2021 tăng 34% so với 2020. Giá trị hàng tồn kho rất cao so với quy mô của công ty và không cải thiện trong các năm gần đây, khi tỷ lệ HTK/giá vốn các năm 2019,2020,2021 tương ứng là 40%, 102% và 95%. Hàng tồn kho có dấu hiệu chậm luân chuyển, dẫn tới vốn kinh doanh của công ty bị ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung.
- Hệ số thanh tốn tức thời của cơng ty nhỏ hơn 0.5 lần và có sự biến động giảm mạnh qua các năm. Hệ số thanh tốn lãi vay của Cơng ty có xu hướng ngày càng giảm, cuối năm 2019 là 9.05 lần, cuối năm 2020 là -1.08 lần, cuối năm 2021 là 1.14 lần. Các hệ số này có xu hướng giảm đi do lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm, chưa kể trường hợp năm 2020 chỉ số này là số (-) do lợi nhuận trước lãi vay và thuế âm, công ty hoạt động kém hiệu quả.
- Cơng ty cịn tồn tại sự yếu kém trong cơng tác điều hành, quản lý các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh như: đầu tư góp vốn vào các đơn vị
ngồi ngành, hoạt động kém hiệu quả phải trích lập dự phịng rủi ro; Cơng tác quản lý chi phí của Cơng ty chưa tốt, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán, chí phí quản lý doanh nghiệp biến động thất thường, đột biến. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như ROA, ROE có xu hướng giảm và thấp hơn so với trung bình ngành VLXD niêm yết trên TTCK, ROE thấp hơn lãi suất vay vốn tại các TCTD (trung bình năm 2021 ROA, ROE lần lượt là 3.5% và 10.32%, lãi suất cơng ty vay trung bình 8%/năm). Do cơng ty chưa quản lý tốt các chi phí và cịn tồn tại một số hạn chế như: đầu tư góp vốn vào các đơn vị ngoài ngành, hoạt động kém hiệu quả phải trích lập dự phịng rủi ro; Cơng tác quản lý chi phí của Cơng ty chưa tốt, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán, chí phí quản lý doanh nghiệp biến động thất thường, đột biến.
- Năng lực quản trị của các nhà quản lý còn hạn chế, người tham mưu đưa ra các đề xuất chưa phù hợp, người quyết định khơng đủ năng lực để đánh giá đúng từ đó đưa ra những quyết định quản trị chưa phù hợp.
- Cơng ty chưa thích ứng linh hoạt khi lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc chịu ảnh hưởng của covid 19 do các mặt hàng bán cho các công ty tại các showroom ở trung tâm thương mại phải đóng cửa nhưng cơng ty khơng chủ động tìm kiếm đối tác bán qua các kênh online hay triển khai trở lại khi tình hình dịch bệnh nửa cuối năm 2021 về cơ bản được khống chế tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty CP Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành. Qua q trình phân tích, chúng ta đánh giá được thực trạng tình hình năng lực tài chính của Cơng ty đang như thế nào, điểm mạnh, điểm yếu là gì, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là gì ? Cũng từ q trình phân tích đó, ta có thể nhận ra sự khó khăn, phức tạp trong cơng tác quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp. Để khắc phục được những điểm cịn tồn tại về tình hình năng lực tài chính tại Cơng ty CP Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành, Chương 3 tập trung tìm ra giải pháp để cải thiện tình hình năng lực tài chính của Cơng ty CP Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành phù hợp với định hướng phát triển và bối cảnh kinh doanh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TIẾN THÀNH