3.1.1 Định hướng phát triển Công ty
- Các mục tiêu chủ yếu của công ty trong năm 2022:
Theo dự báo, năm 2022, tình hình kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn, giá cả biến động, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi như: Chính phủ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch covid 19 như dành nhiều gói kích thích kinh tế, đẩy mạnh đầu tư cơng và gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch covid 19.
Một tố chỉ tiêu về tài chính kế hoạch năm 2022: + Doanh thu: 260 tỷ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế: 1 tỷ đồng
+ Lương bình quân phấn đấu đạt: trên 10 triệu đồng/người/tháng; + Cơng ty chưa có kế hoạch chia cổ tức năm 2022.
- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
+ Tiếp tục phát triển mảng kinh doanh thương mại: Thời trang,VLXD, khoáng sản, ….
+ Mở rộng khoản đầu tư hướng theo mơ hình Holdings
- Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty:
+ Tăng trưởng kinh tế bền vững: tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, duy trì mức trả cổ tức hàng năm cho cổ đơng.
+ Duy trì hoạt động sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ với mục đích chủ yếu là đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm cho lao động khuyết tật.
+ Phát triển xã hội bền vững: Cung cấp các sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng; Đảm bảo môi trường làm việc và quyền lợi cho người lao động tạo sự gắn bó lâu dài với công ty; Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động khuyết tật.
+ Giữ gìn mơi trường bền vững: Tuân thủ các quy định của pháp luật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; tiết kiệm năng lượng, văn phịng phẩm giảm thiểu rác thải văn phịng….
3.1.2 Phân tích SWOT
Trong bối cảnh kinh tế trên, Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành đã chỉ rõ các yếu tố điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 và các năm tiếp theo, cụ thể:
Điểm mạnh:
Cơng ty có đội ngũ lao động khá trẻ, trình độ cao, trên 80% cán bộ quản lý có trình độ đại học và kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản là cơ sở để Công ty phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh có tên tuổi trên thị trường trong những năm tiếp theo.
Với bề dày hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành 26 năm, Công ty đã xây dựng được sự uy tín với các đối tác, năng lực và kinh nghiệm dồi dào.
Cơng ty đang sở hữu các TSCĐ là 2 tịa văn phòng tại Hà Nội và Sài Gòn nên ngồi việc tận dụng cho th văn phịng và lợi thế giá trị BĐS tăng trưởng theo thời gian sẽ thuận lợi khi dùng làm tài sản bảo đảm khi phát sinh nhu cầu vay vốn.
Điểm yếu:
Năng lực quản trị của Ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế. Kế hoạch định hướng sản xuất kinh doanh của cơng ty cịn ngắn hạn, thiếu linh hoạt.
Năng lực tài chính của cơng ty thấp, tình hình tài chính Cơng ty gặp nhiều khó khăn, cơng nợ phải thu và hàng tồn kho cịn duy trì lớn rất lớn so với quy mơ của cơng ty, sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.
Cơng ty có hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần 1 số đối tác chưa đem lại hiệu quả, dàn trải, phải thực hiện trích lập dự phịng trong các năm gần đây.
Ban lãnh đạo công ty như Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc nắm giữ tỷ lệ cổ phần rất ít trong cơng ty (dưới 1%) ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông và cá nhân ban lãnh đạo.
Cơ hội:
Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm sốt nhờ vắcxin. Chính phủ triển khai nhiều gói hỗ trợ để hồi phục kinh tế trong đó chú trọng các gói đầu tư cơng, an sinh xã hội sẽ tác động tích cực đến nhu cầu thi cơng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng điện, giao thông và tiêu dùng bán lẻ sẽ được hồi phục trở lại. Khi đó, cơng ty có thể tiếp tục phục hồi lại hoạt động kinh doanh hàng may mặc thời trang cao cấp để bán lại cho các đối tác thương mại tại trung tâm thương mại như trước đó.
Hoạt động đầu tư phát triển còn nhiều dư địa cho tăng trưởng trung hạn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm 2020. Tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục tin tưởng vào mơi trường đầu tư Việt Nam. Ước
tính năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm trước.
Thách thức:
Thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng chịu nhiều sự cạnh tranh cao khi các cơng ty có thể dễ dàng gia nhập.
Công ty chưa chủ động, tiếp cận với các nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực sắt thép như các nhà máy, nhà phân phối để có thể ký kết được hợp đồng đầu vào có giá cả cạnh tranh để gia tăng lợi nhuận.
Nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu nhiều sự biến động lớn như năm 2022 căng thẳng giữa Nga – Ukraine và Nato sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá cả hàng hóa tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát tăng, dẫn tới lãi suất tăng. Điều này sẽ làm tăng chi phí lãi vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.