Kiểm soát cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 89 - 92)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Cơng ty CP Thương Mại và Dịch

3.2.1 Kiểm soát cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Trong 3 năm qua, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn, nhưng nợ phải trả có xu hướng gia tăng tỷ trọng khi năm 2021 tăng lên 40%, trong khi trước đó chỉ chiếm 20% tổn nguồn vốn. Trong đó nợ phải trả người bán và nợ vay ngắn hạn liên tục tăng lên điều này làm tăng sự phụ thuộc về tài chính của cơng ty, thêm vào đó tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản thấp, thấp hơn lãi vay bình quân đã làm khuếch đại giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu, rủi ro tài chính lớn. Mặc dù đến nay cơng ty vẫn có khả năng ứng phó với các khoản nợ của mình, tuy nhiên các hệ số khả năng thanh tốn của Cơng ty đều có sự biến động theo xu hướng giảm, đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán tức thời/khả năng thanh toán lãi vay biến động mạnh, khả năng thanh toán ở mức thấp so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành. Do đó rủi ro tài chính của Cơng ty khá cao.

ngắn hạn tối đa 30%, vốn chủ sở hữu tối thiểu 70% để đảm bảo khả năng thanh toán và tự chủ của cơng ty khi tình hình kinh tế hiện vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn và tập trung kiểm soát, sử dụng hiệu quả vốn vay nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Để chủ động nguồn vốn trong kinh doanh và chống lại các rủi ro bất ngờ trong bối cảnh kinh tế hiện nay công cần tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, cho cơng ty tăng tính độc lập về mặt tài chính, giảm thiểu rủi ro, nâng cao được uy tín của Cơng ty trên thị trường. Trong năm tới công ty xây dựng kế hoạch huy động vốn và lựa chọn nguồn vốn tối ưu dựa trên nguyên tắc: Huy động nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều với chi phí sử dụng thấp nhất. Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp cụ thể công ty nên thực hiện là:

Giải pháp giảm quy mô và tỷ trọng nợ phải trả:

+ Thu hồi vốn bị chiếm dụng để trả bớt nợ vay, nguồn vốn bị chiếm dụng của Cơng ty có giá trị lớn (phải thu khách hàng đến cuối năm 2021 là 138 tỷ đồng), trong khi Công ty phải huy động nguồn vay nợ các TCTD với chi phí tài chính cao để tài trợ cho phần vốn này. Khi Cơng ty thu hồi được nợ phải thu và dùng nguồn vốn này để trả bớt nợ sẽ làm hệ số nợ giảm. Hiện nguồn vốn nợ phải thu của Công ty rất cao trong tổn tài sản và so với quy mô doanh thu của cơng ty, cơng ty phải có biện pháp để giảm nợ phải thu từ đó giảm vay nợ để tài trợ cho nhu cầu này.

+ Thu hồi các khoản đầu tư tài chính khơng hiệu quả để có nguồn tài chính trả bớt nợ vay. Hiện Cơng ty đang có khoản đầu tư góp vốn vào các cơng ty khác giá trị tương đối lớn (năm 2021 là 82 tỷ đồng) không hiệu quả. Công ty nên thu hồi lại khoản đầu tư này, sử dụng nguồn đó để trả nợ, từ đó có thể giảm được quy mơ nợ vay và phải trả người bán tương đối lớn.

+ Sử dụng Nợ phải trả có tính chất chu kỳ: các khoản phải trả người lao động, các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản trả trước của khách hàng…, những khoản này phát sinh thường xuyên nhưng chưa đến kỳ thanh tốn. Cơng ty có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn chiếm dụng này nhưng phải dựa trên

nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.

Giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn vốn chủ:

+ Tăng vốn chủ sở hữu: Trong tình hình tài chính khó khăn như hiện tại, Cơng ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn bằng nguồn huy động thêm hoặc tiếp tục giữ lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để phục vụ hoạt động kinh doanh, điều này góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

+ Phát hành cổ phiếu tăng vốn góp của chủ sở hữu. Giải pháp này sẽ tăng được quy mô vốn chủ lớn và nhanh chóng. Tuy nhiên, để thực hiện thành cơng giải pháp này cơng ty cần cân nhắc đến các chi phí khi phát hành và quy mơ nguồn vốn chủ công ty cần huy động thêm. Trong trường hợp các giải pháp giảm dư nợ vay không thực hiện được, công ty cần huy động nguồn vốn chủ sở hữu lớn thì cơng ty nên thực hiện giải pháp này, còn trong trường hợp các giải pháp giảm quy mô nợ vay ở trên đã phát huy hiệu quả thì cơng ty khơng cần thực hiện giải pháp này.

+ Huy động vốn từ cán bộ nhân viên của cơng ty: Đây là một trong các hình thức huy động vốn giúp DN vượt qua khó khăn cần vốn. Để tạo sức hấp dẫn, lãi suất các huy động được các công ty này trả thường cao hơn với lãi suất ngân hàng, thậm chí có doanh nghiệp trả lãi suất lên tới 12%/năm. Ưu điểm của hình thức này là Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành có thể huy động vốn từ cán bộ nhân viên với mức lãi suất thấp và không cần thế chấp tài sản bảo đảm. Đối với nhiều Doanh nghiệp lớn, đơng CBNV, hình thức huy động này vừa là một khoản trích tiết kiệm của CBNV, cùng CBNV bảo vệ doanh nghiệp nơi công tác, vừa bảo vệ đồng tiền mà CBNV kiếm được. Cơng ty có thể thành lập Quỹ tiết kiệm nhằm huy động CBNV trích lập tiền lương mỗi tháng vào quỹ và được nhận lãi xuất hàng tháng đảm bảo bằng hoặc hơn lãi suất tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tùy thời điểm. Nguồn vốn nội bộ này có nhiều ưu điểm như: Tạo sự gắn kết trung thành của cán bộ công nhân viên với tổ chức, nguồn tài chính huy động được lớn

Như vậy, khi Cơng ty thực hiện thành công các giải pháp trên, cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng tính tự chủ tài chính cho Cơng ty, điều này là cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của Công ty trong bối

cảnh hiện tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w