Nhóm nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 40 - 46)

1.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp

1.3.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan

Nguồn nhân lực của DN

Con người vừa với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu vào của q trình sản xuất, ln là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của mỗi DN. Mặc dù ngày nay kỹ thuật là công nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù công nghệ, dù kỹ thuật có tân tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong hoạt động. Yếu tố con người quyết định mọi thành công hay thất bại của DN. Sự phát triển nền kinh tế tri thức, địi hỏi lực lượng lao động phải có hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ rất cao. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý của người lãnh đạo có vai trị vơ cùng quan trọng. Năng lực quản lý của người lãnh đạo được đánh giá theo các nội dung như có khả năng phân tích đánh giá và dự báo được xu hướng biến động của thị trường, vạch ra các hướng đi đúng đắn cho DN, giúp DN phát triển sản xuất và đứng vững trên thị trường, đặc biệt là chính sách đầu tư, kết cấu chi phí, cấu trúc tài chính đưa ra được kế hoạch triển khai các cơng việc hợp lý, rõ ràng; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các biện pháp tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, chuyên viên cũng như giữa các khâu, giữa các bộ phận của guồng máy...Do vậy nếu năng lực quản lý của người lãnh đạo tốt sẽ giúp cho việc định hướng chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy đề ra chính sách tài chính, đầu tư... hợp lý với khả năng của doanh nghiệp, giúp DN tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua đó nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu năng lực quản lý của người lãnh đạo yếu, tổ chức bộ máy khơng hợp lý, các chiến lược kinh doanh, chính sách tài chính, đầu tư...khơng hợp lý sẽ dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN kém hiệu quả từ đó năng lực tài

chính của DN khơng được đảm bảo.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý của người lãnh đạo cũng vơ cùng quan trọng bởi nó thể hiện uy tín của người lãnh đạo trên thị trường là một trong những nhân tố quyết định giúp DN có thể huy động được vốn tín dụng từ ngân hàng, từ th tài chính, vốn mạo hiểm, phát hành chứng khốn, trái phiếu doanh nghiệp...Nếu lãnh đạo của DN là người có uy tín cao, DN có thể dễ dàng huy động vốn từ ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu, chứng khốn ra cơng chúng và ngược lại.

Cơ cấu tài sản

Xem xét cơ cấu tài sản cho thấy mức độ đầu tư vào các loại tài sản của DN. Trên cơ sở xem xét đặc điểm ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể từ đó đánh giá cơ sở vật chất của DN và sự hợp lý trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào tài sản. Cơ cấu tài sản được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn.

Do đó quyết định đầu tư vào tài sản có hợp lý hay khơng, đầu tư nhiều vào tài sản cố định hay ngược lại sẽ quyết định đến độ lớn của đòn bẩy kinh doanh mà DN sử dụng. Điều này ảnh hưởng tới mức độ rủi ro trong kinh doanh cũng như khả năng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trong tương lai của DN. Từ đó ảnh hưởng lớn đến quy mơ của lợi nhuận để lại là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh càng lớn tạo điều kiện để DN tăng trưởng bền vững.

Chính sách phân phối lợi nhuận

Chính sách phân phối lợi nhuận của DN có vai trị hết sức quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của DN trong tương lai. Việc phân phối lợi nhuận quyết định số lợi nhuận để lại nhiều hay ít. Điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn bên trong để tài trợ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của DN trong tương lai. Nếu DN quyết định số lợi nhuận để lại nhiều sẽ góp phần làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ đó tạo điều kiện cho DN tăng trưởng bền vững. Đồng thời gia tăng khả năng tự tài trợ tạo điều kiện tăng mức độ an tồn vốn. Đây là điều kiện để DN có thể gia tăng khả năng vay nợ và ngược lại.

Uy tín của DN có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc nâng cao NLTC của DN, cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Những DN

có uy tín, được xếp hạng tín dụng ở mức cao dễ dàng được ngân hàng chấp nhận cho vay và hạn mức tín dụng cũng cao.

- Ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khốn. Các

nhà đầu tư ln quan tâm đến chứng khốn của các cơng ty có uy tín cao. Chứng khốn của các cơng ty có uy tín cao sẽ hấp dẫn với các nhà đầu tư, do họ tin tưởng việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của công ty này sẽ ít rủi ro hơn. Điều này giúp cho việc huy động vốn của những cơng ty này trên thị trường chứng khốn cũng diễn ra thuận lợi hơn.

- Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn vốn tín dụng của nhà cung cấp.

Những DN có uy tín cao sẽ tạo được sự tin tưởng của các nhà cung cấp bằng việc cho phép DN được hưởng quy mơ nguồn vốn tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp) cao và những điều kiện ưu đãi hơn so với các DN khác trong quá trình mua các yếu tố đầu vào khi đang gặp khó khăn về tài chính.

- Ngồi ra, các DN có uy tín cao sẽ thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm của DN làm ra có thể bán nhanh với khối lượng lớn hơn, làm tăng lợi nhuận bán hàng; là cơ sở giúp DN gia tăng quy mô lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, gia tăng VCSH nội sinh, càng tăng thêm NLTC của DN.

Khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp

Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính, có chức năng cung ứng vốn đầu tư dài hạn (trên 1 năm) thông qua sự sắp xếp theo thể chế để vay và cho vay tiền với những điều kiện và thời hạn khác nhau. Thị trường vốn bao gồm nhiều cơng cụ tài chính khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu công ty, vay thế chấp, vay thương mại và vay tiêu dùng do ngân hàng thương mại và các cơng ty tài chính cung cấp, chứng khốn chính phủ và chứng khốn các cơ quan thuộc chính phủ. Do vậy nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn sẽ giúp DN có thể bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự đa dạng của các cơng cụ tài chính,

DN có thể huy động vốn theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện hiện có của DN ( uy tín, tình hình tài chính, tài sản thế chấp…). Trước đây, khi thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu chưa phát triển, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chủ yếu vẫn thông qua kênh vay vốn của ngân hàng. Khi thị trường cổ phiếu, trái phiếu thực sự phát triển, cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, các DN có cơ hội huy động vốn thơng qua nhiều kênh khác như thông qua phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu…

Năng lực quản trị doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến quá trình tài trợ đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN nên khả năng quản trị đặc biệt là quản trị rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với các DN. Đối với DN, lợi nhuận chính là mục tiêu mà các DN hướng tới, tuy nhiên lợi nhuận càng cao thì đi kèm với rủi ro càng lớn. DN muốn có lợi nhuận cao sẽ phải chấp nhận rủi ro càng lớn. Tùy thuộc vào năng lực quản trị mỗi DN sẽ có khả năng chống đỡ rủi ro khác nhau.

Với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các DN không ngừng mở rộng quy mô và kinh doanh đa ngành nghề nên rủi ro mà các DN phải đối mặt ngày càng lớn. Tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng để tăng sức kháng cự, tăng khả năng chịu đựng rủi ro, tăng hiệu quả của DN trước những yếu tố sắp tới có thể tác động đến. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những DN làm tốt công tác quản trị DN sẽ đạt kết quả tích cực, giá trị DN được đánh giá cao, khả năng tiếp cận vốn tốt hơn, chống chịu tốt hơn, đem lại lợi ích lớn hơn cho các bên liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính, năng lực tài chính của một doanh nghiệp và năng lực tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết, tạo ra khung lý luận nhằm định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính đối với Cơng ty CP Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành trong các chương 2 và chương 3. Kết quả nghiên cứu của chương 1 được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về tài chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích các nhân tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tác giả đã xây dựng các nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN THÀNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Tiến Thành (Trang 40 - 46)

w