ĐẶT VẤN ĐỀ DẪN NHẬP

Một phần của tài liệu English language blended learning (Trang 43)

Từ lâu đến nay, nói đến học tập và đặc biệt học tập ở bậc đại học ta liên tưởng ngay tới những chủ thể sau [1]: người học (1), người dạy học (2), chương trình học (đào tạo) (3), phương pháp đào tạo (4) và mơi trường đào tạo (5). Đây chính là các yếu tố không thể thiếu được trong đảm bảo chất lượng cho q trình học tập, uy tín và lợi thế cạnh tranh của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đây chính là các yếu tố tiền quyết khiến Harvard trở thành đại học hàng đầu của nước Mỹ. Thế nhưng yếu tố nào trong số những yếu tố này đóng vai trị quyết định và là nền tảng và bệ phóng cho các yếu tố khác, đó chính là mơi trường học tập bao gồm cả yếu tố dạy lẫn học. Yếu tố môi trường học tập thể hiện tinh thần học tập, dạy học, mối tương tác giữa chúng và văn hóa học đường dựa trên sự cạnh tranh và ganh đua đơi lúc khốc liệt vì ai cũng muốn vươn lên vị trí dẫn đầu nhằm thể hiện và khẳng định chính mình [2]. Điều này khơng có nghĩa là khơng có sự hợp tác, trái lại hợp tác chính là khởi điểm cho sự cạnh tranh để anh cũng phải phấn đấu vượt khó mà vươn lên. Ví dụ như việc chia lớp thành nhóm là để trong lớp vừa có sự cạnh tranh với nhau (giữa các nhóm) và sự hợp tác với nhau (giữa các thành viên trong một nhóm). Bài viết này sẽ chú trọng và nhấn mạnh vào yếu tố cuối cùng – môi trường học tập – thiết kế như thế nào để đảm bảo tối ưu trong những điều kiện, hạn chế và ràng buộc nhất định nhằm nâng cao năng lực học tập và trình độ ngoại ngữ của các sinh viên tại các trường đại học Việt Nam.

Một phần của tài liệu English language blended learning (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)