VIÊN NHÀ TRƢỜNG
1. Thực trạng năng lực ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên
a) Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngoại ngữ
Theo thống kê giảng viên của Đại học Thủ Dầu Một thì bộ mơn Ngoại ngữ của nhà Trường có 60 giảng viên trong đó có 56 giảng viên có trình độ Thạc sĩ và 03 giảng viên có trình độ Tiến sĩ và 01 giảng viên có trình độ Phó giáo sư - Tiến sĩ.
b) Thực trạng năng lực ngoại ngữ của sinh viên
Đối với sinh viên bậc đại học của Nhà trường, tiếng Anh là ngoại ngữ chính thức được giảng dạy bắt buộc đối với sinh viên tất cả các hệ đào tạo. Năm 2016, nhà Trường đã ban hành chuẩn đầu ra đối với sinh viên hệ đại học chính quy không chuyên Anh là 6 bậc và nhà trường chính thức áp dụng cho sinh viên. Trong đó, các sinh viên không chuyên Anh học tại đại học Thủ Dầu Một về chương trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên: hiện tại khung chương trình giảng dạy tốt nghiệp giai đoạn
49 2013 đến 2017 phải đạt TOEIC 450 điểm hay chứng chỉ English Proficency Test (EPT) 4 kỹ năng của Trung Tâm Ngoại Ngữ trường Đại học Thủ Dầu Một, chương trình giảng dạy cho hệ chính quy tập trung tại Trường áp dụng 6 cấp độ tiếng Anh cơ sở. Về thi, kiểm tra Nhà trường áp dụng cả hình thức thi nghe, đọc, viết và vấn đáp.
2. Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ
Một số vấn đề về giảng dạy tiếng Anh của Nhà trường cũng như tình trạng chung của giảng dạy ngoại ngữ trong toàn Đại học Thủ Dầu một là:
- Hầu hết người học nhìn nhận ngoại ngữ là một môn học kiến thức chứ không phải là quá trình tập luyện để đạt được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ cảnh phù hợp.
- Giáo viên vẫn là trung tâm của q trình giảng dạy, điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên là đối tượng thụ động tiếp thu thông tin, họ chỉ làm theo những yêu cầu của giáo viên mà ít có sáng tạo trong việc sử dụng kiến thức mà họ đã tich lũy được.
- Việc dạy và học ngoại ngữ vẫn chỉ tập trung cho việc thi đỗ mơn học này mà ít quan tâm đến việc sử dụng ngơn ngữ như một công cụ giao tiếp.
- Với những bài kiểm tra theo chuẩn quốc tế, sinh viên phải rèn luyện nhiều kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về các chủ đề thời sự và học thuật, chứ không chỉ vài điểm ngữ pháp cố định như ở cấp học phổ thông.
- Quy trình học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cần tuân theo đúng quy luật tự nhiên Nghe - Nói - Đọc - Viết. Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy và học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam trước đây đa phần chỉ tập trung vào rèn 2 kỹ năng Đọc - Viết, khiến người học gặp khó khăn khi phải đối mặt với hai kỹ năng Nghe và Nói.
- Phần lớn sinh viên gặp khó khăn trong khi học tiếng Anh vì vốn từ vựng, cấu trúc câu hạn hẹp. Mặc dù theo kết quả khảo sát có được thì có rất nhiều người bắt đầu học tiếng Anh từ bậc tiểu học nhưng cho đến lúc học đại học thì vốn từ vựng và cấu trúc câu vẫn tương đối ít.
- Việc thiếu tự tin tạo một rào cản rất lớn trong quá trình cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Nó thường xuất phát từ suy nghĩ sợ sai, sợ mắc lỗi, khả năng nghe còn yếu khiến bạn e dè, rụt rè, ngập ngừng khi nói tiếng Anh.
- Nhiều trường hợp phổ biến là sinh viên năm cuối đi làm trong tình trạng chưa có bằng tốt nghiệp dù các mơn học đã hồn thành chỉ vướng mỗi chứng chỉ tiếng Anh, cộng thêm áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến việc học tiếng Anh càng khó khăn. Đơn vị
50 tuyển dụng rất khó ký hợp đồng lao động chính thức và tăng lương với người chưa có bằng cấp.
3. Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy - học tiếng Anh
Cơ sở vật chất dạy tiếng Anh hiện cũng chưa đảm bảo vì trường chưa có phịng học tiếng Anh chun biệt, sinh viên nghe – nói chủ yếu chỉ mới thơng qua đài catsét do giáo viên tự chuẩn bị. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc dạy và học tiếng Anh.