II. THỰC TRẠNG
7 Bạn thấy chúng ta có nên tăng cường hoạt động ngoại khóa của môn ngoại ngữ như
động ngoại khóa của mơn ngoại ngữ như sinh hoạt câu lạc bộ tiếng anh?
88,9% 11,1%
Ngoài ra trong bộ câu hỏi của phiếu khảo sát còn quan tâm đến việc tự học và nguyện vọng của các bạn sinh viên đang học tại trường.
Kết quả cho thấy có 27,8% sinh viên không dành thời gian cho việc học ngoại ngữ, 15,6% có quan tâm dành thời gian học ít nhất 3 buổi trên một tuần và có 56,7% sinh viên dành thời gian học ngoại ngữ mỗi ngày. Tuy nhiên số lượng sinh viên hài lịng với trình độ ngoại ngữ của mình lại có 1,1%. Một câu hỏi đặc ra ở đây: Có phải chăn các bạn chưa có phương pháp học hiệu quả? Chưa có mơi trường để vận dụng
55 vốn kiến thức đã học? Chưa có điều kiện tiếp xúc và thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ mình đã học?
Khi được hỏi về nguyên nhân của việc không đạt kết quả như ý muốn của các bạn sinh viên thì kết quả đáng báo động vì có tới 30% sinh viên chưa hài lịng với cách dạy cũng như phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên. Nguyện vọng của các bạn sinh viên mong muốn các thầy cô thay đổi về phương pháp dạy là 47,8%, mong muốn các thầy cơ bám sát trình độ tiếp thu của các bạn và đưa ra nội dung học vừa sức học với sinh viên là 44,4%, ngồi ra có 7,8% mong muốn được học với giáo viên nước ngoài.
III. GIẢI PHÁP
Qua khảo sát thực trạng học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
1. Từ phía giáo viên
Cần quan tâm đến trình độ của sinh viên tiếp thu bài đến mức độ nào để có phương pháp dạy và lượng kiến thức cho phù hợp. Linh hoạt trong cách dạy, vui vẽ gần gủi với sinh viên, tạo tâm lý thoải mái khi học, tạo tình huốn giao tiếp nhiều hơn, thậm chí lồng ghép hoạt động trị chơi và ngoại khóa cho các bạn để tăng hứng thú trong môn học, khơng cịn tâm lý nặng nề, sợ học ngoại ngữ.
Giáo viên đừng quá nặng lý thuyết, cấu trúc mà hãy tạo điều kiện cho sinh viên nói và giao tiếp nhiều hơn, tự tin hơn. Tạo một môi trường thân thiện trong lớp học. Khơi gợi sự sáng tạo và dìu dắc các bạn sinh viên tập nói từ những vấn đề nhỏ nhất như những người mới bắt đầu học.
Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn các cách học sao cho sinh viên đạt kết quả cao nhất, từ những biến bộ của cá nhân người học sẽ dẫn đến hứng thú thật sự cho môn học.
2. Từ phía sinh viên
Nâng cao ý thức học tập, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và tương lai cho chính mình. Nêu cao tinh thần tự học. Vì nguyên nhân của việc học ngoại ngữ từ các cấp học cơ sở đến nay nhưng vẫn không tiến bộ do các bạn xác nhận là chính bản thân không quan tâm, không cố gắng, không học bài chiếm tới 56,7%. Dù cho nhà trường và giáo viên có cố gắng đến đâu mà chính các bạn sinh viên khơng học, khơng quan tâm thì bao cơng sức cũng bằng thừa.
56 Lên kế hoạch học cụ thể, mức đạt được tới đâu trong từng giai đoạn. Sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ để nâng cao trình độ và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân.
Việc học tốt hay không là do phần lớn ở công sức rèn luyện và thực hành thường xuyên. Nên các bạn sinh viên phải hết sức kiên trì và dành thời gian cho việc học ngoại ngữ mới mong có được kết quả như mong đợi.
3. Từ phía lãnh đạo Khoa, lãnh đạo Trường
Tăng cường mối giao lưu, liên kết với các tổ chức, các cộng tác viên nước ngoài, thu hút càn nhiều giáo viên, cộng tác viên nước ngoài về Trường để tăng cường cơ hội học tập và giao tiếp cho các bạn sinh viên và cả giáo viên cũng được nâng cao trình độ kiến thức.
Tạo điều kiện, chế độ chính sách tiếc kiệm nhất có thể để giáo viên ngoại ngữ được đi tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài.
Xây dựng cho sinh viên chương trình học ngoại ngữ ngắn hạn ở nước ngoài, xem như là một nội dung bắt buộc trong chương trình học.
Hỗ trợ kinh phí cho các cuộc thi hùng biện bằng tiếng anh, các cuộc thi tiếng hát tiếng anh ngày càng hấp dẫn và hồnh tráng hơn, thu hút đơng đảo sinh viên, học sinh trong tỉnh tham gia để tăng cường giao lưu học hỏi.
Tạo điều kiện và kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ ngoại ngữ, thậm chí mời các chuyên gia đã từng xây dựng thành công các mơ hình câu lạc bộ ngoại ngữ cho trường học để áp dụng vào Trường Đại học Thủ Dầu Một.
IV. KẾT LUẬN
Việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho sinh viên không phải là dễ, không thể sử dụng một hay hai giải pháp là có thể đạt được kết quả như mong đợi. Mà nó cần sử dụng linh hoạt nhiều giải pháp. Sự nổ lực cố gắng của toàn thể giảng viên của Khoa Ngoại ngữ, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường và hơn ai hết đó là tinh thần và trách nhiệm trong học tập của mỗi bạn sinh viên. Vì kiến thức là sự tích góp tiếp thu và sự tu dưỡng rèn luyện mới có được. Qua bài tham luận này tác giả mong muốn ngay bản thân mình cũng như các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên cùng cố gắng tạo một môi trường tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho tồn Trường. Góp phần giúp cho nhà trường ngày càng phát triển, phồn vinh,
57 giúp các bạn sinh viên khi ra trường có một trình độ ngoại ngữ tốt để phục vụ cho công việc và được xã hội công nhận, đánh giá cao.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giang-vien-tieng-anh-can- nang-luc-giao-tiep-xuyen-van-hoa-de-day-hieu-qua-20170930170718163.htm
[2] http://www.giaoduc.edu.vn/nang-cao-nang-luc-ngoai-ngu-cho-sinh-vien.htm Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên
[3] http://tailieuhoctap.com/baiviettingiaoduc/doi-moi-day-va-hoc-ngoai- ngu-tim-ra-nhung-dien-hinh-phu-hop-nhat.kmq4zq.html
58