Gary, các trang 2284 tới

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 27 - 28)

Thứ nhất, tại Việt Nam, trong tố tụng tại tòa án, mục đích chủ yếu của các

phiên xử là để các bên trình bày lập luận và trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử, việc hỏi người làm chứng nếu có sẽ do chủ tọa phiên tịa thực hiện và chỉ hỏi về những điểm mà người làm chứng trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn.94

Mặc dù việc thẩm tra người làm chứng khơng phải nội dung chính trong phiên xử tại tịa án, trên thực tế người làm chứng đã có thể bị hỏi và thậm chí đối chất từ trước đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Cụ thể, theo BLTTDS 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán có thể tiến hành lấy lời khai bằng văn bản của người làm chứng.95 Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự và người làm chứng, thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau.96

Như vậy, ít nhất tố tụng tại tịa án đã có những quy định về xem xét và đối chất lời khai người làm chứng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Trong tố tụng trọng tài, tương tự như các nước và trung tâm trọng tài khác, Luật TTTM và Quy tắc VIAC cũng không quy định cụ thể về cách thức tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp hay thẩm tra người làm chứng. Điều 25 Quy tắc VIAC chỉ nêu rằng các bên có quyền mời người làm chứng tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và phải thông báo cho HĐTT trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hiện nay, Luật TTTM và Quy tắc VIAC cũng không ghi nhận những quy định tương tự như trong tố tụng tòa án về việc xem xét và đối chất lời khai người làm chứng trong giai đoạn trước khi tiến hành phiên xử.

Trong đa phần các phiên xử tại VIAC hiện nay, phần lớn thời gian sẽ dành cho các bên trình bày các lập luận pháp lý, HĐTT đặt câu hỏi cho các bên, và sau đó HĐTT ra phán quyết trong vòng 30 ngày sau phiên họp như quy định. Các phiên xử tại VIAC thường ít có sự tham gia của người làm chứng và nếu có sẽ thường do HĐTT đặt câu hỏi. Thậm chí có những vụ việc, các bên không cung cấp trước danh sách người làm chứng hay người làm chứng không cung cấp trước bản lời khai, và tại phiên xử, các người làm chứng của các bên như các nhân viên chỉ tự do trình bày. Thơng thường, các HĐTT thường khơng ngăn cản các người làm chứng này trình bày để đảm bảo quyền được trình bày tối đa của các bên. Tuy

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w