Từ những nội dung trên có thể thấy nhìn chung Luật TTTM và Quy tắc VIAC hiện khơng có các quy định chi tiết về các vấn đề liên quan tới chứng cứ trong tố tụng trọng tài. Việc thiếu các quy định chi tiết một mặt có thể khiến các HĐTT gặp khó khăn trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ, mặt khác việc khơng có các quy định cố định có thể giúp các HĐTT linh hoạt trong việc quyết định áp dụng các thủ tục, cập nhật các thực tiễn hiện nay trong trọng tài quốc tế khi giải quyết các vụ việc tại VIAC.
Trong thời gian tới khi chưa thể ngay lập tức thực hiện sửa đổi Luật TTTM và Quy tắc VIAC, VIAC có thể chủ động tiến hành các biện pháp nhằm giúp các trọng tài viên, các bên tranh chấp và luật sư hiểu rõ hơn về cách thức tiến hành các 119 Savage Guide, đoạn 5-254
thủ tục tố tụng liên quan tới chứng cứ trong trọng tài quốc tế để áp dụng trong tố tụng tại VIAC. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả đề xuất một số biện pháp như sau:
- Dịch sang tiếng Việt toàn bộ Quy tắc của IBA về thu thập chứng cứ 2010 và Hướng dẫn số 7 năm 2016 về chuyên gia làm chứng và số 13 năm 2019 về phiên họp thẩm tra người làm chứng trong tố tụng trọng tài của CIArb và công bố trên trang web của VIAC để khuyến khích các bên tranh chấp thỏa thuận áp dụng.
- Soạn thảo bình luận hay hướng dẫn áp dụng quy trình tố tụng trọng tài (Practice Note/Guidelines) tại VIAC tương tự các tổ chức trọng tài quốc tế khác.
- Hiện nay, trong Bản hướng dẫn nghiệp vụ Trọng tài viên năm 2017 của VIAC tại mục B bước 7 có đề cập đến việc tổ chức cuộc họp sơ bộ. VIAC có thể nghiên cứu và bổ sung chi tiết các vấn đề về chứng cứ vào danh mục các công việc được tiến hành tại cuộc họp sơ bộ này để các trọng tài viên lưu ý và chủ động trao đổi với các bên tranh chấp.
- Soạn thảo mẫu quyết định của Hội đồng trọng tài về nội dung cơ bản của Bản lời khai của người làm chứng và Báo cáo của chuyên gia theo mục 10 & 11 trong Hướng dẫn của ICCA về Soạn thảo các Vấn đề Logistics trong các Quyết định về Thủ tục (2015).
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng chuẩn bị cho người làm chứng và thẩm tra người làm chứng cho các TTV và luật sư tại VIAC.
- Tổ chức trao đổi nghiệp vụ giữa các thẩm phán và trọng tài viên để thống nhất quan điểm khi xử lý các vấn đề về chứng cứ, tránh những rủi ro pháp lý từ việc hủy phán quyết trọng tài liên quan tới vấn đề chứng cứ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy tắc của IBA về thu thập và đánh giá chứng cứ (2010), https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx?DocumentUid=68336C49- 4106-46BF-A1C6-A8F0880444DC;
2. 1999 IBA Working Party and 2010 IBA Rules of Evidence Review Subcommittee, Commentary on the revised text of the 2010 IBA Rules on the
Taking of Evidence in International Arbitration;
3. Hướng dẫn của IBA về xung đột lợi ích trong trọng tài quốc tế (2014), https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx?DocumentUid=e2fe5e72- eb14-4bba-b10d-d33dafee8918;
4. Hướng dẫn của IBA về đại diện các bên trong trọng tài quốc tế (2013), https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx?DocumentUid=6F0C57D7- E7A0-43AF-B76E-714D9FE74D7F;
5. Các hướng dẫn của Viện Trọng tài Anh (CIArb) về Trọng tài quốc tế, https://ciarb.org/resources/guidelines-ethics/international-arbitration/;
6. Hướng dẫn của ICCA về Soạn thảo các Vấn đề Logistics trong các Quyết định về Thủ tục (2015), https://www.arbitration- icca.org/publications/ICCA_Sourcebook.html;
7. Những lưu ý của UNCITRAL về việc tổ chức vụ kiện trọng tài (2016), https://www.uncitral.org/pdf/english/texts/arbitration/arb-notes/arb-notes- 2016-e.pdf;
8. Nigel Blackaby, Constantine Partasides, Alan Redfern and Martin Hunter,
Redfern and Hunter on International Arbitration, Oxford University Press
(2015);
9. Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Kluwer Law International (2014);
10. Emmanuel Gaillard and John Savage, Fouchard, Gaillard, Goldman on
International Commercial Arbitration, Kluwer Law International (1999);
11. Michael Mcilwrath and John Savage, International Arbitration and
12. Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thu Trang, và Nguyễn Thị Mai Anh,
Vietnam in The Asia-Pacific Arbitration Review 2021, Global Arbitration
Review (2020), truy cập tại https://globalarbitrationreview.com/insight/the- asia-pacific-arbitration-review-2021/1227840/vietnam
13. Báo cáo về việc tiếp nhận các sản phẩm luật mềm về trọng tài của IBA
(2016), truy cập tại https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx? DocumentUid=105d29a3-6261-4437-84e2-1c8637844beb;
14. Queen Mary University of London, White & Case, Khảo sát trọng tài quốc
tế 2015: Những cải tiến và đổi mới trong trọng tài quốc tế (2015), truy cập
tại
http://www.arbitration.qmul.ac.uk/media/arbitration/docs/2015_International _Arbitration_Survey.pdf.