Gary, trang 2307 103 Gary, trang

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 32 - 34)

IV. ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ

102 Gary, trang 2307 103 Gary, trang

103 Gary, trang 2309 104 Gary, trang 2310

Luật TTTM và Quy tắc VIAC khơng có quy định về thẩm quyền của HĐTT trong tố tụng nói chung và việc đánh giá chứng cứ nói riêng, cũng như những tiêu chí để đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, Điều 38(5) Quy tắc VIAC quy định chung rằng: “Đối với các vấn đề không được quy định trong Quy tắc này, Trung tâm và

Hội đồng trọng tài có quyền hành động theo tinh thần của Quy tắc này và nỗ lực giải quyết vụ tranh chấp một cách cơng bằng và hiệu quả.” Ngồi ra, đa phần các

quyết định của tòa án trong thủ tục hủy phán quyết trọng tài cũng khá nhất quán trong nhận định rằng việc đánh giá chứng cứ là vấn đề thuộc về nội dung vụ tranh chấp nên khơng thể được tịa án xem xét lại. Ví dụ, trong Quyết định 1420/2019/QĐ-PQTT ngày 16/10/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bên yêu cầu hủy cho rằng HĐTT đã không xem xét đến nhiều chứng cứ quan trọng nhưng tòa án nhận định đây là vấn đề thuộc về nội dung vụ tranh chấp nên không xem xét lại. Tương tự, trong Quyết định 1579/2019/QĐ-PQTT ngày 07/11/2019 của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bên yêu cầu hủy cho rằng tại phiên họp, HĐTT đã không cho thu thập tài liệu mà họ yêu cầu cũng như khơng xem xét một cách khách quan tồn diện các chứng cứ mà họ đưa ra nhưng tòa án nhận định đây là vấn đề thuộc về nội dung nên khơng xem xét lại. Trong Quyết định 147/2017/QĐ-PQTT của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/02/2017, hội đồng xét đơn nhận định việc đánh giá chứng cứ để đưa ra phán quyết trọng tài là vấn đề thuộc nội dung vụ tranh chấp nên hội đồng xét đơn không xem xét lại. Vì vậy, phù hợp với Quy tắc VIAC và thực tiễn trọng tài quốc tế, các HĐTT tại VIAC nên được công nhận thẩm quyền trong việc xác định các tiêu chí đánh giá chứng cứ. Thẩm quyền này cho phép HĐTT xác định các tiêu chuẩn được sử dụng trong đánh giá chứng cứ, ví dụ như Quy tắc IBA phổ biến trong trọng tài quốc tế. Về mặt nguyên tắc, các HĐTT tại VIAC cũng không bị ràng buộc bởi các quy định về đánh giá chứng cứ trong BLTTDS đối với hoạt động xét xử của tòa án mặc dù trên thực tế thường bị ảnh hưởng khá nhiều.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi mà khái niệm luật mềm trong trọng tài quốc tế như Quy tắc IBA còn chưa thực sự được biết tới rộng rãi, để tránh rủi ro phán quyết trọng tài bị hủy do việc áp dụng các quy tắc này, các HĐTT tại VIAC nên trao đổi trước với các bên và ghi nhận rõ ràng thỏa thuận của các bên về việc áp dụng các quy tắc này trong phiên họp sơ bộ hay các quyết định về thủ tục. Trên thực tế, trong Quyết định 1420/2019/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/10/2019, Hội đồng xét đơn nhận định rằng trong bản tự bảo vệ

của mình, bên liên quan (tức bị đơn của vụ tranh chấp) đã có đề nghị HĐTT áp dụng Quy tắc IBA. Bên yêu cầu (tức nguyên đơn của vụ tranh chấp) cũng đề nghị HĐTT có thể áp dụng Quy tắc IBA về thu thập và đánh giá chứng cứ nếu HĐTT xét thấy là có thể áp dụng. Như vậy, ý kiến của bên yêu cầu về việc áp dụng Quy tắc IBA chỉ là “có thể”, chứ khơng khẳng định, nên khơng hình thành thỏa thuận giữa các bên về việc áp dụng Quy tắc IBA. Như vậy, theo quyết định này, quan điểm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là phải có thỏa thuận giữa các bên thì Quy tắc IBA mới được áp dụng.

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w