IV. ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ
106 IBA Commentary, Điều 9 107 Gary, trang
Trở ngại pháp lý hoặc đặc quyền theo các quy tắc pháp luật hoặc đạo đức
Điều 9.2.b và Điều 9.3 Quy tắc IBA quy định về những chứng cứ thuộc trường hợp trở ngại pháp lý (legal impediment) hoặc đặc quyền (privilege), ví dụ như các trao đổi giữa các bên với luật sư với mục đích tư vấn pháp lý, hay các trao đổi trong q trình hịa giải v.v. Nhiều quốc gia cả hệ thống thông luật và dân luật đều công nhận nguyên tắc bảo mật đối với các trao đổi giữa một bên với luật sư của mình hay đặc quyền giữa khách hàng và luật sư (“attorney-client privilege” hay “professional secrecy”), theo đó một bên có quyền từ chối tiết lộ và yêu cầu người khác không được tiết lộ về những trao đổi này. Nhiều quốc gia cũng công nhận nguyên tắc bảo mật đối với trao đổi giữa các bên trong q trình thương lượng, hịa giải (“without-prejudice privilege” hay “settlement privilege”), nhằm đảm bảo rằng các bên trong q trình thương lượng, hịa giải thoải mái trong cũng cấp thông tin và đưa ra đề xuất giải quyết vụ việc.108 Tuy nhiên, nội dung và mức độ cụ thể của các nguyên tắc này tại các quốc gia khơng hồn tồn đồng nhất, ví dụ như có quốc gia cơng nhận ngun tắc bảo mật đối với các trao đổi giữa một bên với bộ phận pháp chế (in-house counsel) nhưng có quốc gia khơng cơng nhận.109
Do đó, theo Quy tắc IBA, các HĐTT nên cân nhắc tới quy định về các nguyên tắc này theo pháp luật của mỗi bên để đảm bảo các bên được đối xử cơng bằng. Ví dụ như nếu do quy định về các nguyên tắc này khác nhau theo pháp luật của mỗi bên khiến một bên phải cung cấp tài liệu cịn một bên khơng thì có thể gây nên sự đối xử không công bằng.110
Khái niệm “đặc quyền giữa khách hàng và luật sư” không tồn tại trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, một khía cạnh cơ bản của đặc quyền này là nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của luật sư được quy định tại Điều 25 Luật luật sư 2006 sửa đổi 2012 và Điều 7 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Theo đó, luật sư có nghĩa vụ khơng được tiết lộ thơng tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Trong tố tụng tại tòa án, Điều 78 BLTTDS cũng ghi nhận rằng người làm chứng được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nghề nghiệp. Do đó, mặc dù các luật sư Việt Nam có nghĩa vụ 108 IBA Commentary, Điều 9; Gary, trang 2380