BLTTDS 2015, Điều 253 95 BLTTDS 2015, Điều 78, 97,

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 28 - 30)

95 BLTTDS 2015, Điều 78, 97, 99 96 BLTTDS 2015, Điều 100

nhiên, hoạt động thẩm tra người làm chứng do đó khơng phát huy nhiều tác dụng trong việc giải quyết tranh chấp và khó quản lý.

Tuy nhiên thực tiễn tiến hành phiên xử như trên trong trọng tài tại VIAC đang bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt với các tranh chấp có sự tham gia của luật sư và trọng tài viên nước ngồi. Theo đó, đã có nhiều vụ việc các HĐTT trao đổi trước với các bên về thời hạn thông báo sự tham gia của người làm chứng và về yêu cầu người làm chứng phải nộp trước bản lời khai. Do HĐTT đã nghiên cứu trước bản lời khai của người làm chứng, tại phiên xử có thể sẽ chỉ tiến hành phiên thẩm tra chéo người làm chứng. Người làm chứng có thể xuất hiện nhiều lần trong phiên xử do lời khai của họ liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của vụ việc. Trong quá trình diễn ra phiên xử, người làm chứng cũng được tiến hành cách ly nhằm đảm bảo lời khai của họ không bị ảnh hưởng. Thực tiễn này giúp tố tụng trọng tài tại VIAC tiệm cận hơn với tố tụng trọng tài quốc tế, giúp việc sử dụng người làm chứng thực sự phát huy tác dụng và do đó cần tiếp tục được áp dụng rộng rãi. Ngoài việc cân nhắc áp dụng cách thức thẩm tra người làm chứng trong trọng tài quốc tế, ít nhất trong thời gian tới các HĐTT tại VIAC nên đặt ra yêu cầu chặt chẽ về việc các bên phải nộp bản lời khai người làm chứng trước khi tiến hành phiên xử để các bên và HĐTT có thể nghiên cứu, xem xét, đánh giá chính xác lời khai người làm chứng.

Thứ hai, về vấn đề triệu tập người làm chứng và hệ quả khi người làm

chứng vắng mặt, đáng lưu ý là Điều 47 Luật TTTM và Điều 20 Quy tắc VIAC quy định rõ rằng theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, HĐTT có quyền triệu tập người làm chứng tới phiên xử. Như vậy, việc triệu tập người làm chứng chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ một hoặc các bên và HĐTT có quyền triệu tập trực tiếp người làm chứng, thay vì chỉ được quyền yêu cầu các bên đảm bảo sự có mặt của người làm chứng như trong trọng tài quốc tế. Hơn nữa, tương tự như trường hợp không giao nộp chứng cứ, theo Điều 47 Luật TTTM và Điều 20 Quy tắc VIAC, trong trường hợp người làm chứng khơng tham dự phiên xử thì HĐTT có thể gửi văn bản đề nghị tịa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập. Quy định này thể hiện vai trò hỗ trợ lớn của tòa án đối với trọng tài thương mại tại Việt Nam. Các quy định trên thể hiện rõ việc triệu tập người làm chứng hay đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng là quyền chứ không phải nghĩa vụ của HĐTT. Một số quyết định của tòa án trong thủ tục hủy phán quyết trọng tài cũng ghi nhận rõ đây là quyền của HĐTT, do đó việc HĐTT khơng triệu tập hay khơng đề nghị tòa án

triệu tập người làm chứng khơng phải vi phạm tố tụng. Ví dụ, trong Quyết định 10/2019/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 12/11/2019, khi Nguyên đơn cho rằng HĐTT vi phạm Điều 47(2) Luật TTTM khi không đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng, hội đồng xét đơn nhận định không hủy phán quyết trọng tài do việc triệu tập người làm chứng là quyền của HĐTT và các bên đã khơng có văn bản phản đối vấn đề này. Trong Quyết định 09/2014/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/10/2014, Bị đơn cho rằng HĐTT đã không đưa một bên thứ ba vào với tư cách người làm chứng để làm rõ tình tiết vụ việc mà đã ra phán quyết là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và trình tự thủ tục tố tụng trọng tài. Hội đồng xét đơn nhận định rằng cả hai bên đều khơng thể hiện mình đã u cầu HĐTT triệu tập người làm chứng, hơn nữa việc có triệu tập hay khơng là quyền của HĐTT, do đó khơng chấp nhận căn cứ này.

Đáng lưu ý, như nêu trên, nếu cuối cùng người làm chứng vẫn vắng mặt tại phiên xử thì nếu áp dụng Quy tắc IBA, HĐTT có quyền khơng xem xét bản lời khai đã nộp của người làm chứng đó. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này của Quy tắc IBA, các HĐTT tại VIAC cần áp dụng thận trọng và có giải thích rõ ràng, đảm bảo khả năng thi hành của phán quyết trọng tài bởi trên thực tế, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong Quyết định 11/2019/QĐ-PQTT ngày 14/11/2019 đã hủy một phán quyết trọng tài có giá trị rất lớn tại VIAC với căn cứ HĐTT không sử dụng tới bản lời khai của người làm chứng phía bị đơn do người làm chứng khơng có mặt tại phiên xử. Căn cứ và lí giải của tịa án trong quyết định hủy này trên thực tế chưa thực sự hợp lí với tình tiết vụ việc và quy định trong Luật TTTM, Quy tắc VIAC và Quy tắc IBA, tạo nên một tiền lệ xấu.97 Tuy nhiên, do các quyết định hủy phán quyết trọng tài hiện không thể được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm hay giám đốc thẩm, các HĐTT tại VIAC vẫn cần lưu ý thực tiễn này khi áp dụng quy định trên trong Quy tắc IBA. Ví dụ như trong một vụ trọng tài có giá trị lớn khác tại VIAC, người làm chứng duy nhất phía ngun đơn cũng khơng xuất hiện. Trong phán quyết của mình, HĐTT vẫn đề cập và nhận định về nội dung bản lời khai của người làm chứng đó, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng người làm chứng không tham dự phiên xử nên một số nội dung trong bản lời khai chưa được làm rõ.

Một phần của tài liệu CHỨNG cứ TRONG tố TỤNG TRỌNG tài –NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP lý và THỰC TIỄN QUA các vụ TRANH CHẤP tại VIAC và tố TỤNG TRỌNG tài QUỐC tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w