- Phần 3: Kết thúc Gợi ý trẻ thực hiện bất kì một hoạt động thực hành nào (trò chơ
2. Giá trị của những quan điểm giáo dục Do thá
Người Do thái khẳng định giá trị của mình thơng qua những con người cụ thể ảnh hưởng đến xã hội (cuốn 100 người Do thái nổi tiếng chứng minh điều này). Họ thay đổi suy nghĩ của những con người cùng thời và sau đó, họ tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cuộc sống của chính họ và người khác. Họ khẳng định sự tồn tại và phát triển của dân tộc mặc cho sự bức hại, sự lưu lạc. Ví dụ chứng minh cho điều này là sau lịch sử 2000 năm lưu lạc, năm 1948 nhà nước Israel được thành lập với dân số chỉ hơn 1000 người. Hơn nữa, nơi lập quốc là một nơi khô cằn, khắc nghiệt, nước là tài nguyên quý giá được đưa vào thành luật khi sử dụng, vậy nhưng, hiện nay, Do thái là đất nước xuất khẩu lương thực đảm chất lượng cho các thị trường khó tính như châu Âu và châu Mỹ.
Với những người khát khao phát triển bản thân và giáo dục trẻ trở thành những con người sống vững vàng, có ích thì quan điểm giáo dục Do thái trong các tư liệu là nguồn cảm hứng vô tận để rèn luyện bản thân. Ví dụ như những tấm gương của những người con mang dòng máu Do thái, mang sự giáo dục, văn hóa của đất nước này như Albert Einstein, Sigmund Freud, Karl Mark, Anne Frank, Steven Speilberg..và sự vĩ đại của tư tưởng, hành động của họ là mục tiêu để con người phát triển.
Với những nhà nghiên cứu về giáo dục thì sự thành cơng của dân tộc Do thái là đề tài vô cùng hấp dẫn, ý nghĩa để nghiên cứu và đưa những giá trị sau nghiên cứu đến với mọi người.
III. Kết luận
Quan điểm giáo dục Do thái được minh chứng qua những con người cụ thể của dân tộc này để thấy được giá trị của mình. Người Việt chúng ta với một đất nước hịa bình, mở cửa, cần tiếp cận một cách có chọn lọc nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm giáo dục Do thái để phát triển nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn có rất nhiều vấn đề về giáo dục được xã hội quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://khoahoc.tv/vi-sao-nguoi-do-thai-thong-minh-nhat-the-gioi-65709
2. The Holy Bible (Contemporary English Version), Religious Publishing House, Hanoi 2003
3. Mordecai Nadav và Phạm Thị Kim Hoa, Bí mật người Do thái dạy con làm giàu, NXB Thông tấn, 2014
4. Lưu Quảng Vân, biên dịch Lê Hải Vân, Trí tuệ và thành cơng của người Do thái, NXB Lao động, 2013
5. Dương Danh Dy, Những bí mật của người Do thái, NXB Thế giới, 2015
6. Biên soạn Nguyễn Lư và DSC, Hậu hắc học và doanh nhân Do thái, NXB Lao động, 2010
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẦM NON THEO QUAN ĐIỂM CỦA MONTESSORI QUAN ĐIỂM CỦA MONTESSORI
Th.s Nguyễn Thị Ngọc Hân Khoa Sư phạm Tóm tắt
Quan điểm giáo dục của Montessori thể hiện tinh thần lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ học và phát triển tốt nhất cần tạo ra một môi trường cho trẻ được tự do lưa chọn, khuyến khích trẻ khám phá tìm tịi... mơi trường giáo dục cho trẻ cịn là nơi tao cho trẻ được thể hiện cảm xúc, tình cảm...nơi mà mỗi đứa trẻ được tôn trọng như những cá nhân đặc biệt.
Từ khóa Mơi trường giáo dục, mơi trường học tập, lấy trẻ làm trung tâm.
1. Đặt vấn đề
Montessori là nhà giáo dục người Ý. Năm1896 bà tốt nghiệp trường Y khoa, trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Ý và làm việc với trẻ khuyết tật. Khơng lâu sau đó, bà nhận thấy rằng những đứa trẻ khuyết tật không chỉ cần chữa trị về những khiếm khuyết trên cơ thể mà còn cần phải được chữa trị về mặt tinh thần, cần dược dày công dạy dỗ. Sau khi bà ứng dụng các phương pháp sư phạm với trẻ khuyết tật đem
lại hiệu quả rõ rệt, năm 1907 bà được phép mở trường học đầu tiên của mình dành cho trẻ bình thường và nhanh chóng thành cơng vang dội.
Với tình u dành cho trẻ, bà rất chú ý về sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tinh thần của trẻ mầm non. Montessori cho rằng “ Chúng ta cần chuẩn bị một môi trường
vật chất phong phú… cho các hoạt động thú vị… Thứ nhất môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm…đảm bảo một mối quan hệ giáo viên – trẻ đầy tình u thương và tơn trọng” (Montessori,1997, tr34).
2. Nội dung
2.1. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Mội trường giáo dục cho trẻ mầm non bao gồm cả môi trường vật chất và mội trường tinh thần. Môi trường giáo dục trong trường mầm non được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ người giáo viên mầm non (người giáo viên thứ 2) trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động là phương tiện, điều kiện tác động đến trẻ phù hợp từng trẻ theo từng độ tuổi. Nó góp phần phát triển thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội…. Đối với phụ huynh và xã hội tạo điều kiện để họ tham gia, đóng góp thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Montessori chú ý đặc biệt đến một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ được chấp nhân, được yêu thương, được thể hiện tự do… đây là một tư tưởng tiến bộ.
2.2. Môi trường giáo dục theo quan điểm của Montessori
Montessori là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm và bà tin rằng tri thức được tạo thành bởi việc thu thập, tích lũy thơng tin về thế giới xung quanh qua các giác quan. Chính q trình ttri giác đó sẽ kết nối đứa bé với môi trường xung quanh và giúp trẻ phát triển. Điều mà người lớn cần làm để thúc đẩy sự phát triển của trẻ là cung cấp cơ hội cho trẻ tạo một môi trường thuận lợi để trẻ được bộc lộ bản thân. Vì vậy, bà đã sáng tạo ra nhiều bộ đồ chơi đặc biệt và tận dụng những điều kiện thiên nhiên cho trẻ được trãi nghiệm.
Montessori rất chú ý đến việc tạo ra một bầu khơng khí thân mật, gần gũi và ấm cúng cho trẻ mầm non. Người lớn cần tránh việc cố gắng thiết lập một hình ảnh nhà giáo dục đầy uy quyền mà cần tổ chức mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ trên cơ sở hài hòa, thể hiện thái độ thông hiểu đối với trẻ. Vai trò của giáo viên trong lớp học mầm non là:
- Thứ nhất, hãy xây dựng một môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm
- Thứ hai, quan sát sự phát triển và tiến bộ của trẻ bằng các phương pháp đánh giá
thích hợp.
- Thứ ba, theo sát và hỗ trợ trẻ.
- Thứ bốn, bảo đảm mối quan hệ giáo viên – trẻ đầy tình u thương và tơn trọng.
Một lớp học có mơi trường giáo dục theo mơ hình của Montessori có những nét đặc trưng sau:
- Tôn trọng mỗi đứa trẻ như là một cá nhân đặc biệt - Rất quan tâm đến cảm xúc và tình cảm của trẻ
- Tạo bầu khơng khí ấm áp và quan hệ cơ – trẻ gần gũi - Môi trường học tập tươi sáng và hấp dẫn
- Khuyến khích trẻ tự lập
- Thường có 3 độ tuổi trong một lớp học và số trẻ trai, trẻ gái bằng nhau.
- Giáo viên thường “đi theo” lớp trong nhiều năm liền nên rất hiểu trẻ và có mối quan hệ gắn bó sâu sắc với trẻ.