Hiện nay, giáo dục cho trẻ của các nước Úc, Mỹ, Anh, Newzealand đều có đặc điểm chung là nội dung các hoạt động được xây dựng theo cách tiếp cận tích hợp. Mục tiêu của các hoạt động là nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất, năng lực chung chứ khơng q nhấn mạnh việc hình thành những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ. Newzealand hướng vào mục tiêu phát triển đứa trẻ thành những người học và chủ thể giao tiếp có đủ khả năng và tự tin - khoẻ về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Chương trình linh hoạt, mở và theo cách tiếp cận tích hợp và học qua vui chơi được xem là sương sống của trải nghiệm hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
Các hoạt động nhấn mạnh việc kết hợp các lĩnh vực theo các chủ đề hoặc các đề tài cụ thể được cô và trẻ quan tâm. Tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội và khoa học của mơi trường đan quyện vào nhau, khơng có sự phân chia rạch rịi tạo thành một
mơi trường sống phong phú của trẻ. Phương pháp giáo dục trẻ đều dựa trên quan điểm hướng vào trẻ, tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của từng trẻ.
Các hoạt động phát triển cho trẻ tại Mĩ, úc, Anh, Newzealand đều dựa trên quan điểm cho rằng hồn cảnh văn hóa, xã hội mà trẻ đang sống ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của chúng. Vấn đề trọng tâm là hiểu biết về trẻ thơng qua q trình quan sát trẻ khi tương tác với mọi người, với nguyên vật liệu và những ý tưởng của trẻ trong môi trường ở trường mầm non. Trong quá trình giáo dục trẻ, hoạt động vui chơi đóng vai trị trung tâm.
- Tại Mỹ:
Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập của mỗi người. Những người làm công tác giáo dục mầm non ở Mỹ đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Ở các trường mầm non ở Mỹ, ngồi việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể. Một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ.