III. Vận dụng GDMN HQ vào GDMN Việt Nam.
2. Về Te Whariki – chương trình GDMN quốc gia ở New Zealand 1 Lịch sử hình thành
2.4 Những vấn đề còn tranh luận xung quanh chương trình Te Wharik
Những người biết đến chương trình Te Whāriki thường tự hào về nó vì nguồn gốc dân chủ của nó đại diện cho lý tưởng của quốc gia New Zealand – một đất nước tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết của từng cá nhân (May,2002). Trên thế giới , Te Whāriki được đánh giá cao như một chương trình giảng dạy hàng đầu bởi các tổ chức như OECD. Ngoài ra, giáo viên cũng có những phản hồi tích cực về chương trình vì nó tơn trọng sự phát triển giáo viên và các hoạt động thực tiễn của riêng họ (May, 2002). Chương trình đã tồn tại được 21 năm; hầu hết các giáo viên công tác tại các cơ sở GDMN đều được học Te Whāriki ở các trường cao đẳng, đại học trước khi ra hành nghề.
Mặt khác, cũng có những quan điểm trái chiều về những hạn chế của chương trình. Ví dụ như giải thích về vai trị của giáo viên của Te Whāriki quá đa dạng (Blaiklock, 2013); cách viết những câu chuyện học tập khác nhau với mỗi giáo viên; Te Whāriki trở thành một cái cớ để rất khó đưa ra bất kỳ một kết quả cụ thể nào trong việc đánh giá trẻ và đánh giá hoạt động dạy của giáo viên. Bởi vì chương trình không xác định kết quả và thực hành, chất lượng và khả năng của giáo viên có thể được giả định là rất khác nhau (Blaiklock, 2013).
Xuất phát từ thực tiễn đó, Bộ Giáo dục New Zealand đã tiến hành lấy ý kiến về chương trình Te Whariki trên cả nước vào tháng 12 năm 2016 và nhóm soạn thảo chương trình gồm các học giả hàng đầu đến từ các trường đại học của New Zealand sẽ cơng bố chương trình mới với những sửa đổi vào đầu năm 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Blaiklock, K. (2013). What are children learning in early childhood education in
New Zealand?. Vol 38.2, Australasian Journal of Early Childhood.
[2]. Carr, M. (2001). Assessment in Early Childhood Settings-Learning Stories.
London: Paul Chapman Publishing.
[3]. May, H. (2002). Early Childhood Care and Education in Aotearoa-New
Zealand: An overview of history, policy and curriculum. Vol 37 (No. 001)
McGill Journal of Education.
[4]. Ministry of Education (1996), Te Whāriki: He Whāriki Matauranga mō ng ā mokopuna o Aotearoa, Early childhood curriculum. Wellington: Learning Media.
[5]. Mitchell, L. (2008). Assessment practices and aspects of curriculum in early childhood education. Wellington: New Zealand Council for Educational Research
[6]. Te One, S. (2013). Te Whāriki: Historical accounts and contemporary
influences 1990-2012. Nuttall,J. Weaving Te Whāriki 2Nd Edition. Wellington:
TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGƠN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở HÀN QUỐC