Nghiên cứu định tính được thực hiện để giải thích thêm cho kết quảđịnh lượng và bổ sung những thơng tin cịn thiếu mà do tính chất của nó, khơng thể trả lời qua số liệu định lượng được. Cụ thể hơn, mục đích của nghiên cứu định tính là: mơ tả các bối cảnh của bạo lực và tìm hiểu các quan niệm và vai trò liên quan của nam giới và phụ nữ trong hoàn cảnh xung đột và bạo lực; cung cấp hiểu biết đầy đủ hơn liên quan đến quan niệm của mọi người về các nguyên nhân của bạo lực, các yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực; mơ tả những hồn cảnh mà các thành viên khác trong gia đình, hàng xóm và mọi người có thể can thiệp; tìm hiểu nhận thức về bạo lực của các thành viên cộng đồng và các cán bộ địa phương; và cuối cùng, nghiên cứu định tính cho phép thực hiện so sánh, đối chiếu các phát hiện từđiều tra định lượng.
* Nhóm nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm bảy cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm và một trợ lý nghiên cứu. Ba trong số các cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm là thành viên của nhóm nghiên cứu nòng cốt. Tại mỗi điểm nghiên cứu, việc tổ chức và thu thập thông tin được thực hiện bởi nhóm bốn cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm và một trợ lý nghiên cứu.
Địa bàn nghiên cứu: Ba tỉnh thành đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam đã được chọn làm địa bàn khảo sát: Hà Nội (miền Bắc), Huế (miền Trung) và Bến Tre (miền Nam).
Lý do lựa chọn ba tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ trên là:
o Ba tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ này đại diện cho ba miền của Việt Nam và hơn nữa cho phép kết hợp đại diện của cả thành thị và nông thôn.
o Ở cả ba tỉnh, thành phố trực thuộc TƯđược chọn đều có các dự án can thiệp dành cho người bị bạo lực giới. Điều này tạo thuận lợi cho việc xác định và lựa chọn những phụ nữ bị bạo lực để phỏng vấn với mức nguy cơ thấp nhất cho họ. Bên cạnh đó, những dịch vụ của dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ tinh thần cho chị em sau khi được phỏng vấn nếu cần thiết. Các dự án này do Sở Y tế Hà Nội, Hội phụ nữ Hương Thủy và Phòng Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Bến Tre quản lý.
* Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Hướng dẫn cụ thể dành cho nghiên cứu viên được nhóm nghiên cứu nòng cốt phát triển trên cơ sở các hướng dẫn phỏng vấn và thảo luận nhóm của WHO. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện tham vấn với các chuyên gia đến từ Liên Hợp Quốc, Tổng cục Thống kê và một số chuyên gia quốc tế khác. Bộ công cụđược thử nghiệm trước khi tiến hành tại thực địa. Đểđảm bảo tính thuần nhất trong ứng dụng, tất cả các nghiên cứu viên đã tham gia hội thảo chuẩn bị diễn ra trong một ngày.
* Chọn mẫu và thực hiện.
Dữ liệu định tính được thu thập vào tháng 4 năm 2010. 30 cuộc phỏng vấn sâu (IDI) và 4 thảo luận nhóm tập trung (FGD) đã được thực hiện ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Như vậy tổng cộng có 90 cuộc phỏng vấn sâu và 12 thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện. Trong thử nghiệm bộ công cụ, 6 phỏng vấn sâu và 2 thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện. Đểđảm bảo an tồn và bảo mật thơng tin cá nhân cho các phụ nữ tham gia nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thận trọng tránh khơng tiến hành nghiên cứu định tính ở những xã đã được chọn để thu thập số liệu định lượng.
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu ở mỗi địa điểm nghiên cứu gồm:
o 5 phụ nữ bị bạo lực
o 5 người cung cấp thơng tin chính (gồm 1 người của Hội phụ nữ, 1 cơ sở y tế, 1 cơng an, 1 trưởng thơn, 1 bí thư/phó bí thưĐảng ủy),
o 10 phụ nữ và 10 nam giới trong cộng đồng.
Những phụ nữ bị bạo lực gia đình có thể từ nhiều xã khác nhau và là khách hàng của trung tâm tư vấn trong 6 tháng trước nghiên cứu. Việc lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu được thực hiện nhằm đảm bảo trong đó có 2 trường hợp bị bạo lực thể xác, 1 trường hợp bị bạo lực tình dục và 2 trường hợp bị bạo lực tinh thần. Trong những người được lựa chọn có những phụ nữ từng bị bạo lực trong thời gian gần đây (dưới 5 năm) và những người từng bị bạo lực trong thời gian kéo dài hơn 10 năm. Những phụ nữ này thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau, từ 20-30, 30-40, 40-50 tuổi.
Những đối tượng khác tham gia phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung được chọn thơng qua Ủy ban nhân dân xã. Những người tham gia phỏng vấn sâu được chọn từ nhiều thơn khác nhau, nơi
thảo luận nhóm tập trung được tổ chức, đểđảm bảo tính bảo mật cao hơn và những người này được chọn từ các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau (nghèo, trung lưu, giàu) nếu có thể.
Phụ nữ và nam giới được chọn từ cộng đồng là những người đã kết hôn, gồm ba nam giới và ba phụ nữởđộ tuổi từ 20-30, 4 nam giới và 4 phụ nữở nhóm tuổi 30-40 và 3 nam giới và 3 phụ nữ tuổi 40- 50. Những người tham gia phỏng vấn này không được là vợ hoặc chồng của nhau.
Người tham gia thảo luận nhóm tập trung:
4 thảo luận nhóm tập trung tại mỗi địa điểm nghiên cứu gồm 02 với phụ nữ và 02 với nam giới. Mỗi nhóm thảo luận gồm từ 5 đến 7 người. Người tham gia thảo luận nhóm được chọn từ người dân trong các thơn trung bình (về tình hình xã hội và kinh tế) của xã và đểđảm bảo tính đồng đều cao hơn, những người tham gia thảo luận nhóm được chia theo giới (nam và nữ) và nhóm tuổi (20-30 và 40-50).
* Phân tích và xử lý dữ liệu
Tất cả các buổi phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung đều được ghi âm và chép ra để phân tích theo chủđề. Một bảng mã được xây dựng dựa trên khung báo cáo và các bản rải băng được mã hóa bằng phần mềm ALASTI 5.0.