Trong Khảo sát, phụ nữ có con dưới 15 tuổi được hỏi một số câu hỏi về những hành vi bạo lực cụ thể mà chồng của mình đã từng gây ra cho những đứa con, từ làm cho sợ hãi đến đe dọa, đánh đập, xơ đẩy, bóp cổ hoặc hăm dọa sử dụng vũ khí, cho tới đụng chạm vào người mang ẩn ý dâm ơ. Khi có bất cứ một hành vi bạo lực thể xác hoặc tình dục nào đối với trẻ em được phụ nữ trả lời phỏng vấn xác nhận, thì người gây ra bạo lực thường chính là cha đứa trẻ.
Biểu 7.1 cho thấy gần 1/4 người trả lời (23,7%) có con dưới 15 tuổi cho biết những đứa trẻ này cũng phải hứng chịu bạo lực do chồng của họ gây ra ít nhất một lần trong đời và 1/5 (20%) cho biết điều này đã từng xảy ra trong vịng 12 tháng tính đến thời điểm trước khi phỏng vấn. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này cao hơn so với thành thịđối với cả hai khoảng thời gian là trong suốt cuộc đời và trong 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm phỏng vấn (25,9% và 18,2% đối với trong suốt cuộc đời, 22,1% và 14,9% trong vịng 12 tháng trước khảo sát). Hình 7.1 chỉ ra sự thay đổi mang tính vùng trong vấn đề bạo lực đối với trẻ em.
Tỷ lệ bạo lực đối với trẻ em trong vòng 12 tháng trở lại đây do người mẹ trả lời không thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bị bạo lực trong suốt cuộc đời. Điều này có thểđược giải thích do thực tế khi các bậc cha mẹ dùng roi vọt để giáo dục con cái thì họ làm điều này cả trước đây và bây giờ. Nếu bạo lực đối với trẻ em đã từng xảy ra đâu đó trong quá khứ thì nó cũng có thể xảy ra trong vịng 12 tháng trở lại đây, vì những đứa trẻ này vẫn đang sống ở nhà cùng với bố mẹ.39
39 Việc so sánh tỷ lệ bạo lực đối với trẻ em hiện tại (trong vịng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm trả lời phỏng vấn) với tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ là khơng thích hợp, vì tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực là bao gồm cả những người phụ nữ không phải là mẹ của những đứa trẻ có bị bạo lực. Trong chương 3, những phụ nữ lớn tuổi cho biết tình trạng bị bạo lực trong thời điểm hiện tại (trong vòng 12 tháng gần nhất) ở tỷ lệ thấp, điều này làm cho tỷ lệ bị bạo lực trong thời điểm hiện tại của phụ nữ nói chung bị giảm xuống.
Hành vi bạo lực đối với trẻ dưới 15 tuổi, theo tiết lộ của bà mẹ, phổ biến nhất là làm cho sợ hãi hoặc dọa nạt (56,6%), tiếp đến là tát, xô đẩy, ném đồđạc vào người (15,7%). Chỉ có một người trả lời đề cập đến một hành vi lạm dụng tình dục (Biểu 7,2).
Cũng cần lưu ý rằng đối với việc tính tốn tỷ lệ bạo lực đối với trẻ em nhưđã nêu ở trên (ví dụ 23% bị bạo lực trong suốt cuộc đời) chỉ bao gồm những hành vi bạo lực tình dục và thể xác. Mục đích của điều này là nhằm thống nhất cách đo đếm, xác định những hành vi bạo lực đối với trẻ em và những hành vi bạo lực đối với phụ nữ.40
Số liệu thu thập được cũng cho thấy có sự liên hệ rõ ràng giữa loại hình và mức độ nghiêm trọng của bạo lực do chồng gây ra và bạo lực đối với trẻ em trong cùng một gia đình. Bạo lực đối với trẻ em được so sánh giữa nhóm phụ nữ bị bạo lực bởi chồng dưới các hình thức khác nhau và phụ nữ không bị bạo lực. Những phụ nữ phải hứng chịu cả bạo lực thể xác và tình dục có xu hướng cho biết chồng của mình đã từng bạo lực với con ở mức cao hơn (48%) so với phụ nữ chỉ bị bạo lực thể xác (33,6%) hoặc tình dục (26,3%). Có sự thay đổi tương tự theo mức độ nghiêm trọng của bạo lực thể xác. Tuy nhiên, vẫn có 17,5% phụ nữ trong số những người nói là họ chưa bị bạo lực, cho biết con cái của họđã từng bị bạo lực (Biểu 7.3).
40 Các nhà nghiên cứu cho rằng tốt hơn là nên chấp nhận sai số ở mức độ ‘an toàn’ bằng cách không đưa vào những hành vi bạo lực về tinh thần rất phổ biến đối với trẻ em do bố của chúng gây ra, ví dụ như làm cho sợ hãi hay dọa nạt. Nếu gộp cả những hành vi như thế thì tỷ lệ trẻ em bị bạo lực có thể làm phức tạp hóa việc diễn giải số liệu và có khả năng bị phê bình là thổi phồng tỷ lệ bạo lực đối với trẻ em (mặc dù trong Luật phịng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam có tính đến những hành vi bạo lực về tâm lý)