Trong Khảo sát, ngay từ đầu buổi phỏng vấn (trước khi hỏi về bạo lực do chồng gây ra) phụ nữ được hỏi về tình trạng sức khỏe của mình (Biểu 6.4). Đây là những câu hỏi cho mọi phụ nữ trước khi thu thập những thông tin về trải nghiệm bạo lực. Để phân tích mối liên hệ giữa bạo lực và sức khỏe, chúng tôi so sánh những câu trả lời về tình trạng sức khỏe, câu hỏi giữa những phụ nữ (người mà sau đó trong buổi phỏng vấn) cho biết bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra với những phụ nữ khơng bị bất cứ hình thức bạo lực nào. Do bản chất cuộc Khảo sát này là một nghiên cứu cắt ngang cho nên các con số chỉ có thể xác định các “mối liên hệ”. Việc chứng minh nhân quả không thể thực hiện được.
Tất cả phụ nữđược hỏi liệu họ thấy sức khỏe chung của họ là rất tốt, tốt, tạm được, xấu hoặc rất xấu. Số liệu thu thập được chỉ ra rằng phụ nữ bị bạo lực tình dục và/hoặc thể xác có sức khỏe kém
hơn so với những người không bị bạo lực. Khoảng 15% phụ nữ bị bạo lực tình dục và/hoặc thể xác trong đời do chồng gây ra cho biết rằng sức khỏe của họ xấu hoặc rất xấu, trong khi chỉ có khoảng 9% phụ nữ khơng bị bạo lực có tình trạng sức khỏe xấu tương tự. Ở cả nông thôn và thành thị, phụ nữ bị bạo lực tình dục và/hoặc thể xác trong đời có xu hướng nhận xét sức khỏe của họ là kém và rất kém nhiều hơn so với những phụ nữ không bị bạo lực. Ở nông thôn, con số này lần lượt là 15,6% và 10%, trong khi ở thành thị, tỷ lệ này là 12,9% và 7,5%.
Phụ nữ cũng được hỏi liệu họ có bị một số triệu chứng và những vấn đề có liên quan tới việc đi lại, làm các công việc hàng ngày, đau hoặc cảm giác khó chịu, những vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung trong vòng 4 tuần trước khi phỏng vấn. Đối với mỗi triệu chứng, phụ nữ bị bạo lực tình dục và/hoặc thể xác trong đời do chồng gây ra có xu hướng tiết lộ rằng trong vịng 4 tuần trở lại đây họ đã có một số vấn đề nhiều hơn so với phụ nữ chưa từng bị bạo lực (Hình 6.2).