Quan niệm phổ biến là phụ nữ dễ có nguy cơ bị bạo lực nhất do người lạ chứ không phải là những người mà họ quen biết từ lâu (Biểu 4.5). Để tìm hiều vấn đề này, việc tính tốn định tỷ lệ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục hoặc cả hai, kể từ khi 15 tuổi, không phân biệt đối tượng gây bạo lực, được áp cho tất cả các đối tượng trong nghiên cứu cho dù họ đã từng kết hôn hay chưa. Con số của tồn quốc cho thấy có tới 35% phụ nữ Việt Nam đã bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời bởi một ai đó, chồng hoặc đối tượng khác. Số liệu có thể dùng để so sánh tỷ lệ tương đối phụ nữ bị bạo lực do chồng và bạo lực do đối tượng khác gây ra. Khi so sánh bạo lực do chồng và không do chồng, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực do chồng cao gấp ba lần so với tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực bởi một người khác.
CHƯƠNG V. THÁI ĐỘ VÀ NHẬN THỨC VỀ NHỮNG YẾU TỐ ĐẰNG SAU BẠO LỰC DO CHỒNG GÂY RA
Những phát hiện chính:
• Phụ nữở nơng thơn thường có xu hướng ủng hộ nhiều hơn so với phụ nữ thành thị đối với nhận định cho rằng, nam giới là người đưa ra quyết định trong gia đình, phụ nữ phải theo chồng và rằng họ khơng được từ chối quan hệ tình dục.
• Những hiểu lầm về lý do dẫn tới bạo lực còn rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, khiến cho người bị bạo lực tìm cách giải thích cho những hành vi bạo lực.
• Nhận thức sai lệch về giới trong quan niệm về bạo lực góp phần đáng kể vào mức độ chấp nhận bạo lực của nam giới và phụ nữ .
• Quan niệm mang tính văn hóa truyền thống về nam tính và nữ tính có ảnh hưởng đáng kểđến các cách xử lý nóng giận, từđó tăng nguy cơ dẫn tới bạo lực.
Khảo sát sử dụng những câu hỏi nhằm đánh giá quan điểm giới, xác định những tình huống mà phụ nữ cho rằng việc bị chồng đánh đập là chấp nhận được vàxác định những tình huống mà một phụ nữ có thể từ chối quan hệ tình dục với chồng. Chương này trình bày ngắn gọn kết quả đo lường về quan điểm được thu thập trong khảo sát định lượng nhưđã nêu ở trên. Và một phần lớn chương này dành để trình bày về thái độ và nhận thức của những người tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu định tính.